Rau quấn cổ ở thai nhi – Nhưng lưu ý không thể bỏ qua

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Rau quấn cổ ở thai nhi - Nhưng lưu ý không thể bỏ qua

Dây rốn (dây rau) quấn cổ thai nhi là gì? Rất nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng khi phát hiện thai nhi bị rau quấn cổ. Tuy nhiên, hiện tượng này không quá nguy hiểm do trẻ vẫn nhận được nguồn dinh dưỡng bình thường, không lo bị “ngạt thở”. Đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết sau đây để biết thêm về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi!

1. Dây rau là gì?

Dây rốn của thai nhi được tạo thành từ hai động mạch và một tĩnh mạch, nối giữa mẹ và thai nhi, làm nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng cho thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi lớn từng ngày.

Dây rau thường dài khoảng 50 – 60cm, đường kính khoảng 1-2 cm. Một đầu gắn vào giữa bụng của thai nhi, đầu kia gắn vào trung tâm bánh nhau, một số trường hợp ở mép nhau thai, dẫn đến bệnh rốn bám mép.

Khi trẻ sinh ra các mạch máu của dây rốn động mạch sẽ tự đóng lại, dây rốn tĩnh mạch đóng muộn hơn khoảng 15 giây đến 3-4 phút sau sinh. Dây rốn không có dây thần kinh, do đó không gây đau khi cắt dây rốn.

2. Nguyên nhân rau quấn cổ thai nhi

Dây rau quấn cổ là tình trạng rất phổ biến ở thai nhi. Theo thống kê, có đến 1/3 trẻ sinh ra bị dây rốn quấn quanh cổ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ được sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh mà không có nguy hiểm gì.

Rau quấn cổ thai nhi có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

– Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ, dễ di chuyển tự do trong tử cung. Ở thời điểm này, dây rau dài dẫn đến quấn quanh thân và cổ thai nhi. Cũng có trường hợp thai nhi di chuyển lung tung khiến cho dây rốn bị thắt nút lại. Nếu kèm theo dây rốn quấn quanh cổ thì rất nguy hiểm.

– Dây rốn thông thường dài khoảng 50 – 60cm, tuy nhiên, nó có thể dài đến 130cm. Ở những trường hợp dây rốn dài hơn, nguy cơ bị quấn cổ càng cao.

Dây rốn càng dài, trẻ càng có nguy cơ bị quấn vào cổ

Dây rốn càng dài, trẻ càng có nguy cơ bị quấn vào cổ

– Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi quay đầu xuống dưới (thai thuận) để chuẩn bị ra ngoài, dây rốn cũng có thể quấn vào thân hoặc cổ. Nếu dây quấn vào thân thì thai nhi có thể tháo được, nhưng nếu bị quấn vào cổ thì rất khó tháo ra.

– Khi mẹ bị dư ối, đa ối có thể dẫn đến thai nhi bị quấn cổ.

– Mẹ lao động quá sức trong thai kỳ cũng là một nguyên nhân dẫn đến dây rốn quấn quanh cổ. Một số nghiên cứu đã chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi có xu hướng vận động nhiều hơn, hướng quay đầu xuống, khiến dây rau quấn quanh người.

3. Cách phát hiện dây rau quấn cổ

Để phát hiện bé có bị dây rốn quấn cổ hay không, mẹ cần siêu âm để được chẩn đoán. Dây rốn quấn cổ thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, một số trường hợp có thể phát hiện từ tháng 5 – 6.

Rau quấn cổ thai nhi được phát hiện qua hình ảnh siêu âm

Rau quấn cổ thai nhi được phát hiện qua hình ảnh siêu âm

Trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt, gây khó thở do thiếu oxy thì thai sẽ đạp nhiều bất thường hơn (thai máy bất thường). Do đó, mẹ cũng cần chú ý những cử động của thai nhi để phát hiện sớm tình trạng này.

4. Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Dây rau quấn cổ không phải là bệnh quá nguy hiểm. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ nhận các dưỡng chất và nguồn oxy qua dây rốn, không phải thông qua sự hô hấp bằng mũi, miệng.

Sợi dây rốn có chiều dài dao động từ 19cm-133cm. Khi chuẩn bị sinh, ở những tuần thai cuối cùng, cả thai nhi, nhau thai, dây rốn đều di chuyển xuống dưới, do đó việc dây rốn quấn quanh cổ không phải là vấn đề nguy hiểm.

Không có nghiên cứu nào cho thấy sinh mổ sẽ an toàn hơn khi dây rốn quấn cổ thai nhi. Khả năng xảy ra tai nạn do dây rốn quấn cổ là rất nhỏ.

5. Biến chứng

Tuy những nguy hiểm do dây rốn rất hiếm xảy ra nhưng cũng có trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hoặc dây rốn vừa ngắn lại còn quấn quanh cổ khiến thai nhi không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, bị treo lơ lửng giữa chừng.

Dây rốn quấn cổ quá chặt khiến dây bị thắt lại, có thể cản trở quá trình cung cấp oxy, thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, thiếu máu, nguy hiểm hơn là thai nhi tử vong trong bụng mẹ.

Dây rốn quấn quá chặt có thể cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi

Dây rốn quấn quá chặt có thể cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi

6. Thai nhi bị rau quấn cổ, mẹ cần làm gì?

Thai nhi bị rau quấn cổ không phải là hiếm gặp, do đó mẹ không cần quá lo lắng khi tình trạng này xảy ra. Thực tế khi bị dây rốn quấn quanh thân, trẻ cũng có thể tự tháo được ra. Trường hợp trẻ không tự tháo được dây rốn, mẹ cần khám thai thường xuyên theo đúng lịch trình của bác sĩ. Nếu nhận thấy có những bất thường về thai máy, cần đến phòng khám chuyên khoa, bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Tùy vào tình trạng rau quấn cổ của thai nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường, nếu chỉ bị quấn một vòng quanh cổ, mẹ vẫn có thể sinh thường khỏe mạnh. Do đó, việc mẹ cần làm chỉ là giữ sức khỏe thật tốt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng rau quấn cổ thai nhi

Khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng rau quấn cổ thai nhi

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng rau quấn cổ thai nhi. Mong rằng qua bài viết này, mẹ không cần quá lo lắng khi phát hiện ra trẻ bị dây rốn quấn cổ. Chỉ cần khám thai định kỳ và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, thai nhi sẽ được chào đời an toàn, khỏe mạnh mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *