Rụng tóc nhiều có phải vấn đề bệnh lý?
Tóc có chức năng làm đẹp, bảo vệ bạn khỏi những tác hại trực tiếp từ ánh mặt trời. Các cục cũng có câu:”Cái lông cái tóc là vóc con người”. Nó có ý nghĩa quan trọng, tuy nhiên mỗi ngày, phụ nữ rụng khoảng 50-100 sợi tóc. Nhưng nếu rụng nhiều trong một thời gian dài thì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm da đầu, thiếu máu, bệnh tuyến giáp…
Rụng tóc được phân loại thành rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Vậy làm sao để phân biệt 2 loại này?
– Rụng tóc sinh lý: Bình thường, trong một chu kỳ sống, một sợi tóc có thể sống từ 8 tháng đến 5 năm tùy từng người. Sau đó, tóc sẽ yếu và rụng dần. Trung bình, mỗi người có thể rụng khoảng 100 sợi tóc/ngày. Sau khi tóc rụng, sẽ dần được mọc trở lại để bù lại lượng tóc đã rụng đi.
– Rụng tóc bệnh lý xảy ra khi lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc, khi đó số tóc rụng lớn hơn 100 sợi mỗi ngày. Rụng tóc bệnh lý chia làm 3 loại:
+ Rụng tóc thành từng vùng, từng mảng trên đầu.
+ Rụng tóc toàn thể (rụng toàn bộ tóc trên đầu).
+ Rụng tóc (lông) toàn cơ thể.
1. Nguyên nhân thông thường gây rụng tóc là gì?
Hiện tượng rụng tóc chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
– Yếu tố di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình có bệnh lý rụng tóc, thì khả năng cao bạn có thể bị bệnh này.
– Mất cân bằng về nội tiết: Khi nội tiết tố không ổn định, mất cân bằng của các Hormone trong cơ thể có thể dẫn đến một loạt rối loạn trong cơ thể trong đó có rụng tóc. Có thể gây rụng tóc tạm thời hoặc rụng tóc vĩnh viễn. Bao gồm các trường hợp bà mẹ mang thai, phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh, bệnh tuyến giáp,…
– Thuốc và các hóa chất tác dụng trên da đầu: Các thuốc điều trị trầm cảm, thuốc điều trị các bệnh tim mạch,… Hoặc các loại hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc,… đều có thể gây nên tình trạng rụng tóc, thậm chí là khó phục hồi, không mọc lại.
Ở những bệnh nhân ung thư sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị cũng gây tình trạng rụng tóc. Đây là tác dụng phụ của liệu pháp này, ngoài ra người bệnh có thể gặp triệu chứng phát ban, khô da…
– Căng thẳng: Điều này ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch gây ra những rối loạn trong cơ hể. Tinh thần mệt mỏi, stress, lo âu liên tục, hoặc có các cú “sốc”, có thể có thể rút ngắn chu kì phát triển của tóc gây rụng tóc.
– Mất ngủ quá nhiều: Một giấc ngủ ngon là khoảng thời gian tốt để cơ thể nghỉ ngời, hồi phục và đào thải năng lượng. Do đó mất ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc.
– Quá trình lão hóa: Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ thay đổi nhiều, các cơ quan không còn hoạt động tốt như trước nữa. Và tóc cũng không ngoại lệ, nó yếu hơn, đổi màu và dễ bị gãy rụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc
2. Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì?
Rụng tóc bất thường có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
2.2 Các bệnh lý rối loạn hệ thống miễn dịch
Các bệnh lý rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến khả năng nhận biết tế bào lạ của các thế bào kháng thể. Cơ thể có thể bị nhầm lẫn các nang tóc với các tác nhân lạ xâm nhập, từ đó kích thích cơ thể đào thải các tế bào nang tóc. Và tóc sẽ rụng nhiều hơn do các tế bào mầm tóc bị hủy sớm hơn bình thường.
2.2 Bệnh viêm nhiễm da đầu
Nấm da đầu hoặc các bệnh lý viêm nhiễm da đầu lan toàn da đầu, khiến cho tế bào tóc trở nên yếu ớt và dễ rụng. Nhiều trường hợp nấm lan rộng toàn da đầu, khiến cho tóc bị rụng thành từng mảng lớn, khó mọc lại và dẫn đến hói đầu.
2.3 Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng đa nang buồng trứng làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm nồng độ Testosterone tăng nhanh. Các hormon này tuy làm cho các vùng lông khác trong cơ thể mọc nhanh hơn, nhưng cũng đồng thời làm quá trình rụng tóc diễn ra thường xuyên hơn.
2.4 Bệnh thiếu máu, thiếu chất
Một dấu hiệu điển hình thường thấy ở những người có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu chất và những người bị thiếu máu đó là tình trạng rụng tóc thường xuyên.
Thông thường, để có một mái tóc khỏe mạnh thì cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho bộ tóc như Protein, Kẽm, vitamin A, B2, B3, B9… Khi thiếu hụt những vi chất và vitamin này, cộng với việc thiếu máu các tế bào nang tóc, tế bào mầm tóc bị thiếu dưỡng chất, yếu dễ rụng hơn thông thường.
2.5 Các bệnh tuyến giáp
Khi bị các bệnh tuyến giáp, các hormon tuyến giáp trở nên mất cân bằng. Từ đó, làm mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cho tóc, khiến tóc mọc ít hơn.
Rụng tóc nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
3. Những xấu hiệu rụng tóc bệnh lý
Rụng tóc có thể là tạm thời hoặc kéo dài. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng rụng tóc bệnh lý như sau:
– Rụng nhiều hơn 100 sợi tóc/ngày, đặc biệt khi gội đầu, chải tóc.
– Tóc con mọc lên yếu hơn, mảnh và xoăn, thậm chí không mọc.
– Tóc rụng thành từng cụm, từng mảng, xuất hiện những mảng hói.
– Hình thành các mảng nóng rát, tóc thưa, các mảng tròn.
4. Điều trị rụng tóc như thế nào?
4.1. Những kỹ thuật chẩn đoán rụng tóc
Khi có những triệu chứng báo hiệu rụng tóc quá nhiều cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác căn nguyên mà bạn đang mắc phải. Một số phương pháp có thể áp dụng bao gồm:
– Xét nghiệm máu.
– Sinh thiết da đầu.
Tiến hành thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời
4.2. Phương pháp điều trị
Có nhiều cách khác nhau để chữa trị tình trạng rụng tóc bất thường, bao gồm sử dụng thuốc, cấy tóc, dùng laser…
Sử dụng thuốc
– Thuốc Finasteride: Viên uống thường được kê cho nam giới, thuốc có tác dụng làm chậm quá trình rụng tóc, đồng thời có thể kích thích mọc tóc. Thời gian đầu sử dụng có thể làm tóc rụng thêm
– Thuốc Minoxidil: Dùng được cho cả nam và nữ giới, là dạng bọt hoặc dạng lỏng, bôi lên da đầu hàng ngày.
– Một số thuốc khác: Đối với nam giới, có thể sử dụng thuốc Dutasteride. Còn nữ giới có thể dùng thuốc tránh thai và Spironolactone để ngăn ngừa rụng tóc.
Mặc khác của điều trị bằng thuốc là gây ra những tác dụng ngoài ý muốn, do đó cần tuân thủ theo thông tin mà bác sĩ yêu cầu.
Cấy tóc như thế nào? Khi nào?
Kỹ thuật cấy tóc được chỉ định cho những đối tượng bị rụng tóc vĩnh viễn không hồi phục. Khi cấy tóc, bác sĩ da liễu sẽ lấy những mảng da đầu có đường kính vài milimet ở vùng quanh đầu bệnh nhân. Sau đó thực hiện cấy nang tóc vào phần hói. Sau khi cấy ghép, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thêm Minoxidil để giảm thiểu tình trạng rụng tóc nhanh. Người bệnh có thể tiến hành một hoặc nhiều lần cấy tóc, đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, kỹ thuật này thường khá “đắt đỏ” và gây đau đớn, có thể để lại sẹo.
Cấy tóc là một phương pháp hữu hiệu để điều trị rụng tóc
Laser chữa rụng tóc
Đây là một phương pháp mới được nghiên cứu gần đây để khắc phục tình trạng rụng tóc. Liệu pháp này đã được ghi nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về tác dụng ngăn ngừa rụng tóc do di truyền ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau, cần được nghiên cứu nhiều hơn.
4.3. Chế độ sinh hoạt
Ngoài việc sử dụng thuốc và phương pháp ngoại khoa, để kết quả của quá trình điều trị có hiệu quả nhất, bệnh nhân nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng rụng tóc hỗ trợ điều trị. Ngoài ra nó cũng giúp phòng ngừa hiệu quả.
– Không nên buộc tóc quá chặt hay dùng các loại thuốc tẩy, nhuộm tóc.
– Chăm sóc tóc đúng cách. Khi gội đầu hoặc chải tóc, hãy làm một cách nhẹ nhàng và không nên chải tóc khi tóc ướt.
– Hạn chế sấy tóc hay làm khô tóc bằng khăn mà để tóc khô tự nhiên.
– Sử dụng dầu xả để dưỡng tóc.
– Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết để kích thích mô tóc phát triển và giữ được cấu trúc hạn chế đứt gãy.
– Sử dụng những sản phẩm dầu gội được chiết xuất từ thiên nhiên, phù hợp với bản thân như bồ kết, bưởi…
– Bảo vệ tóc cẩn thận khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Bài viết mà chúng tôi chia sẻ mong rằng giải đáp được câu hỏi: “rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?”. Bệnh nhân rụng tóc cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hợp lý để bảo vệ mái tóc và sức khỏe của mình.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.