Say tàu xe – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều người

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

say tàu xe do đâu

Say tàu xe đang dần trở thành nổi ám ảnh của nhiều người

Say tàu xe là tình trạng xảy ra ở nhiều người với những mức độ khác nhau khiến cơ thể mệt mỏi. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về tình trạng ác mộng với nhiều người này.

1. Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là phản ứng của cơ thể hình thành do sự xung đột cảm nhận giữa tai, mắt và cơ bắp khi chuyển động. Lúc này, não bộ không thể kịp thời xử lý cùng một lúc tất cả các tín hiệu xung đột này. Vì vậy, gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt và buồn nôn.

Thông thường các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn do say tàu xe sẽ kéo dài thêm 1 – 3 ngày sau mỗi chuyến đi.

Say tàu xe gây chóng mặt buồn nôn

Say tàu xe khiến chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi

2. Nguyên nhân gây say tàu xe

Say tàu xe là một hiện tượng khá phổ biến khi di chuyển trên các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, xe ô tô. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu, mệt mỏi đối với người say xe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này liên tục xảy ra sẽ dẫn đến cảm giác sợ mỗi khi đi xe. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?

Do tâm lý

Đầu tiên, phải kể đến là do ảnh hưởng của tâm lý. Một số người bị say xe dần sẽ hình thành cảm giác sợ xe, cảm thấy việc đi tàu xe là nỗi ám ảnh.

Do vậy, đôi khi chỉ cần nhìn thấy xe thì trong tiềm thức họ đã hình thành nên cảm giác say xe, trong đầu luôn nghĩ về say xe.

Do huyết áp thấp

Những người bị huyết áp thấy khi di chuyển trên xe sẽ có cảm giác mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt dẫn đến tình trạng say xe.

Phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng

Lên xe với một chiếc bụng quá đói hoặc quá no, tâm trạng bực tức, mất ngủ, người mệt mỏi hay không khí ô nhiễm cũng khiến say xe.

Do rối loạn tiền đình

Cơ chế của rối loạn tiền đình gây say xe là do việc di chuyển trên chiếc xe lắc lư, lên xuống khiến cho mạch máu tai trong bị co thắt. Do đó, làm tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch. Khi đó, mê đạo màng tai trong sẽ bị tích thủy, làm ảnh hưởng hoạt động của cơ quan tiền đình, dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình kiểu say tàu xe.

Rối loạn tiền đình nguyên nhân gây say tàu xe

Rối loạn tiền đình – Nguyên nhân dẫn đến say tàu xe

Do sự thay đổi chất dịch ở tai trong

Như chúng ta đã biết, tai là cơ quan vừa đảm nhận chức năng nghe (thính giác), vừa điều chỉnh thăng bằng và giúp định hướng cho cơ thể. Di chuyển trên phương tiện khiến cho lượng tiết dịch ở tai trong thay đổi và tăng lên, dẫn đến một kích thích có cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Đây chính là những biểu hiện của say tàu xe.

3. Triệu chứng say tàu xe thường gặp

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng người. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp nhất của người say tàu xe:

– Dấu hiệu đầu tiên là người bệnh cảm thấy váng đầu, nôn nao, khó chịu trong người. Với những người say xe nhẹ thì những triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua và sau đó sẽ dần dần thích nghi với môi trường.

– Đối với các trường hợp say xe nặng hơn, thì sẽ có những biểu hiện như:

– Tiết nhiều nước bọt ở miệng.

– Buồn nôn và nôn.

– Thở nhanh, toát mồ hôi.

– Dạ dày cồn cào.

– Da tái nhợt, đau đầu, hoa mắt, choáng váng.

– Cơ thể mệt mỏi, cảm giác không còn sức lực.

Buồn nôn là triệu chứng điển hình của say tàu xe

Buồn nôn – triệu chứng điển hình của say tàu xe

4. Phương pháp điều trị say tàu hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giải pháp chống say tàu xe khác nhau. Trong đó thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất, được bào chế ở các dạng khác nhau như viên nén, viên nang, cao dán, dung dịch uống. Một số loại thuốc hay được sử dụng để chống say tàu xe gồm có:

Dimenhydrinate: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng Histamin. Có tác dụng làm dịu tình trạng dị ứng, chống nôn, giúp chống say tàu xe. Liều đầu tiên nên sử dụng trước khi đi một giờ. Trong trường hợp lịch trình di chuyển kéo dài, có thể dùng các liều cách nhau từ 4 – 6 giờ.

– Scopolamine: Là dạng miếng dán chống say xe, nên dán trước khi đi xe 1 giờ. Một lần dán có tác dụng kéo dài trong khoảng 3 ngày.

Domperidon và Metoclopramide: Có tác dụng chống nôn do say xe. 

– Ngoài ra, còn các thuốc khác như: Meclizine (Antivert, Bonine), Cyclizine (Marezine, Emouil), Promethazine (Phenergan, Promethegan),…

Các loại thuốc này nên uống trước khi lên tàu xe khoảng 15 – 30 phút để phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời, phải ăn no trước khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, các thuốc chống say tàu xe này có điểm chung là đều gây ra tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, khó tiểu, nhìn mờ,…

Bên cạnh các loại thuốc uống, có thể dùng cao dán chống say tàu xe. Đây là cách được rất nhiều người áp dùng, cao dán có thiết kế nhỏ gọn, chỉ cần dán phía sau tai hoạt chất sẽ thấm qua da và mang lại tác dụng toàn thân. Nên dán trước khi lên xe 1 giờ, cao dán có tác dụng lên đến 72 giờ đồng hồ, thích hợp cho những chuyến công tác xa.

Cao dán chống say tàu xe

Cao dán chống say tàu xe

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa say tàu xe, nhiều người truyền tai nhau những biện pháp kinh nghiệm giúp phòng ngừa hiệu quả. Mời mọi người tham khảo bài viết một số giải pháp phòng chống say xe hiệu quả mà đơn giản.

Trên đây là một số thông tin về say tàu xe để mọi người biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả. Chúc các chuyến đi của mọi người không còn nỗi ám ảnh say tàu xe.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *