Sỏi mật là bệnh về túi mật phổ biến ở Việt Nam. Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa sỏi mật tái phát. Vậy người mắc bệnh sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn khi bị sỏi mật.
I. Chế độ ăn đóng vai trò gì trong điều trị sỏi mật?
Sỏi mật hình thành khiến người bệnh dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu và một số bệnh về tiêu hóa khác.
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bảo vệ túi mật khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề như viêm hay sỏi mật. Nếu không chú ý tới chế độ ăn có thể khiến cho sỏi mật tăng cả về kích thước và số lượng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở bệnh nhân đã phẫu thuật cắt túi mật, một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa sỏi tái hình thành, đồng thời làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khi phải làm việc quá nhiều để phân giải thức ăn.
Người mắc bệnh sỏi mật cần có chế độ ăn khoa học
Người bị sỏi mật cần tuân thủ một số nguyên tắc sau trong xây dựng chế độ ăn để giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
– Chế độ ăn ít mỡ: Cholesterol có trong mỡ động vật là một trong những yếu tố hình thành sỏi mật. Ăn quá nhiều dầu mỡ cũng khiến hệ tiêu hóa phải “tăng ca” để tiêu hóa các chất, tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
– Bổ sung chất xơ và vitamin: Chất xơ và các vitamin A, D, E, K, C giúp giảm hấp thu Cholesterol, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe gan mật. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ là một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng chế độ ăn cho người bị sỏi mật.
– Bổ sung tinh bột vừa phải: Các chất đường bột có khả năng làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ kháng Insulin. Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột còn khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, nguy cơ hình thành sỏi mật cũng tăng cao.
– Chế độ ăn giàu Protein: Protein tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất trong cơ thể. Ngoài ra, bổ sung Protein còn giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ trong cơ thể, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
– Hạn chế dùng nhiều gia vị, ưu tiên các phương pháp hấp, luộc khi chế biến thức ăn.
II. Người bị sỏi mật nên kiêng ăn gì?
1. Đồ uống chứa các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê làm ảnh hưởng tới chức năng gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan… Các bệnh về gan làm giảm khả năng tiết dịch mật chuyển hóa các chất, dẫn đến hình thành sỏi, tăng kích thước và số lượng sỏi túi mật.
Tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích để bảo vệ chức năng gan mật.
Các đồ uống chứa chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật
2. Đồ cay nóng
Các loại thực phẩm này dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm túi mật. Các triệu chứng của sỏi mật cũng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không có chế độ ăn uống phù hợp mà ăn “vô tội vạ”, không để ý đến tình trạng sức khỏe của mình.
Do đó, hạn chế thêm các loại gia vị như tiêu, ớt, mù tạt… khi chế biến thức ăn để giảm gây kích ứng lên đường tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của sỏi mật.
3. Đường
Các loại thực phẩm nhiều đường làm tăng đường huyết trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
4. Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo không lành mạnh, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc “cật lực” nhưng vẫn không đào thải hết Cholesterol.
Khi Cholesterol quá nhiều không được loại bỏ ra khỏi cơ thể mà tích tụ lại sẽ dẫn đến hình thành sỏi Cholesterol trong túi mật.
Hạn chế các loại đồ chiên rán, thịt xông khói… để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ăn nhiều đồ chiên rán làm tình trạng sỏi mật nặng hơn
5. Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật
Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng chức năng gan, tăng co bóp túi mật và hình thành sỏi.
Bệnh nhân sỏi mật, kể cả người đã phẫu thuật mổ lấy sỏi cũng nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như
6. Sữa béo
Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên cũng chứa rất nhiều Cholesterol. Bởi vật các loại sữa nguyên kem, bơ, phô mai cũng là loại thực phẩm người bị sỏi mật nên tránh xa.
III. Nên ăn gì khi bị sỏi mật?
1. Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh, trái cây tươi là nguồn bổ sung vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể, đồng thời kích thích tiêu hóa, ngăn cản quá trình hình thành sỏi mật. Đây là nhóm thực phẩm hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng.
Nên tăng cường sử dụng các loại rau quả như cam, quýt, cải bắp, súp lơ… giúp kích thích tiêu hóa, giảm nguy cơ hình thành sỏi:
– Bổ sung trái cây vào bữa sáng, bữa ăn phụ.
– Các loại rau củ nên ăn: Rau họ cải, đậu bắp, đậu lăng, cà chua…
– Nếu là một tín đồ ăn vặt, thay vì lựa chọn bánh kẹo, đồ ngọt, nên sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, hướng dương… để bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể mà không nạp quá nhiều đường.
Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau củ giúp ngăn ngừa sỏi mật
2. Đạm thực vật
Protein rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nên bổ sung protein từ thực vật thay vì động vật sẽ giảm áp lực cho gan mật, giúp túi mật khỏe mạnh.
3. Sữa, các sản phẩm từ sữa ít béo
Các loại sữa tách béo, sữa chua giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhưng không làm tăng Cholesterol, thường được dùng cho người bệnh sỏi mật, người mới tiến hành phẫu thuật, giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.
4. Nước
Nước chiếm một phần lớn trong cơ thể. Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng độc tố được đào thải, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Uống đủ nước để tăng thải trừ các chất ra khỏi cơ thể
Chế độ ăn khoa học, hợp lý chỉ giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng của sỏi mật, không có khả năng điều trị bệnh triệt để. Do đó, nếu mắc bệnh sỏi mật, người bệnh cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.