Sốt mọc răng là như thế nào?
Trẻ khi mọc răng thường xuất hiện sốt kèm theo những triệu chứng khác giống như bị sốt thông thường. Điều này khiến ba mẹ lo lắng và không biết cách xử lý cho phù hợp. Vậy hãy cùng chúng tôi phân biết 2 trường hợp này và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng bị sốt sao cho hiệu quả nhé.
I. Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng
Mọc răng là một giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển của trẻ. Đó có thể là lúc căng thẳng đối với các bậc làm cha làm mẹ khi trẻ phải vật lộn với những chiếc răng đầu tiên. Chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện khi trẻ được 4-7 tháng tuổi, thường được 6 tháng. chúng thường là răng cửa phía dưới.
Tuy nhiên có những trường hợp trẻ lại mọc răng sớm hoặc muộn hơn thời điểm trên. Điều này thường không gây đáng lo ngại. Đa phần trước 3 tuổi trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng. Ba mẹ cần chú ý rằng nếu sau 18 tháng mà trẻ vẫn không mọc chiếc răng nào thì cần đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
II. Phân biệt sốt mọc răng và sốt do bệnh
Khi trẻ còn nhỏ, cơ thể còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốt và ốm vặt. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý những đặc điểm của từng loại để tránh nhầm lẫn sốt do mọc răng và các bệnh lý thông thường khác. Việc phân biệt được hai hiện tượng này sẽ giúp việc chăm sóc được đúng và nhanh hơn.
Phân biệt số mọc răng và sốt do bệnh
Đặc điểm chung của hai trường hợp này như sau:
– Thân nhiệt của trẻ cao bất thường khiến trẻ đổ mồ hôi, ớn lạnh…
– Trẻ không bú mẹ, hoặc bú ít, quấy khóc.
1. Các biểu hiện của trẻ bị sốt khi mọc răng
Mặc dù một số cha mẹ tin rằng việc trẻ mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt. Đúng là quá trình mọc răng có thể làm tăng nhiệt độ của trẻ sơ sinh một chút, nhưng nó sẽ không quá cao đến mức khiến trẻ bị sốt. Các cơn sốt thường không liên tục nên ba mẹ có thể chăm sóc dễ dàng.
Trước khi mọc răng, trẻ có thể quấy khóc, ăn ngủ kém, chảy nước dãi, nướu đỏ, mềm. Hoặc nhai liên tục các đồ vật như đồ chơi trong quá trình mọc răng.
2. Các biểu hiện của trẻ bị sốt thông thường
Sốt do bệnh lý là như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị sốt cao, trong đó chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Một số nguyên nhân khác thường gặp là sốt sau khi tiêm về.
– Khi bị sốt do bệnh lý, thân nhiệt của trẻ dao động từ 38 độ C trở lên. Điều này khiến trẻ bị mất nước, cơ thể uể oải.
– Trước khi răng nhú, lợi của trẻ thường sưng, đỏ.
– Các triệu chứng khác kèm theo có thể là sổ mũi, đau tai, đau họng.
– Trẻ nhỏ hơn có thể bỏ bữa, không muốn bú.
– Bé có thể đi ngoài phân nhão hoặc sệt từ 3-4 lần trong ngày xuất hiện khoảng 3-5 ngày.
Vì vậy, tùy từng trường hợp, ba mẹ nên chú ý khi tình trạng sốt cao liên tục mà uống thuốc hạ sốt không đỡ cần đến cơ sở để được xử lý kịp thời, tránh sốt cao gây co giật.
III. Chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng
Việc mọc răng đầu tiên chắc chắn khiến trẻ cảm giác bức bối, khó chịu vì chúng đâm vào nướu của trẻ.
1. Hạ sốt cho trẻ khi mới mọc răng
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị sốt là hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng các loại thuốc chứa paracetamol an toàn cho trẻ khi sốt trên 38,5 độ C.
Cần tránh sử dụng các viên thuốc mọc răng và thuốc tê tại chỗ. Do chúng không mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài vì trẻ tiết nhiều nước dãi khiến thuốc bị trôi đi. Bên cạnh đó nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
Chăm sóc trẻ khi bị sốt do mọc răng
Khi sốt dưới 38 độ C ba một không nhất thiết cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó giảm thân nhiệt bằng cách cởi bỏ một số lớp áo cho trẻ, giúp trẻ thông thoáng, hạ nhiệt tốt. Đồng thời dùng những khăn ấm lau trán, chân tay cho trẻ cũng là cách hữu ích.
Nếu trẻ bị mất nước nhiều do sốt cần bổ sung nước thường xuyên bằng bú bình, nước hoa quả.
2. Những biện pháp giúp trẻ giảm sự khó chịu
Bên cạnh việc hạ sốt cho trẻ, ba mẹ cũng cần chú ý những vấn đề sau:
– Đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi, cho cơ thể phục hồi giúp chống chọi với cơn sốt được tốt hơn.
Những lưu ý khi trẻ bị sốt mọc răng
– Nướu bị kích ứng và đau làm trẻ quấy khóc vào ban đêm. Vì vậy, khi trẻ thức dậy và quấy khóc, ba mẹ có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách dùng ngón tay sạch, thìa mát nhỏ hoặc miếng gạc ẩm thoa lên nướu của trẻ.
– Trẻ bị ngứa lợi, thích gặm những đồ vật xung quanh, rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt vào. Vì vậy, nên sử dụng những núm ti giả cho bé nhai, cắn để xua tan đi cảm giác khó chịu, bứt rứt ở trẻ. Có thể chọn những đồ chơi chất liệu mềm, hình tròn, an toàn cho trẻ. Tốt hơn hết là thay thế bằng những miếng táo, lê, hoặc cà rốt, nhưng cũng cần theo dõi để tránh trẻ cắn và nuốt gây nguy hiểm.
– Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch. Trong khi mọc răng thường xuyên bị chảy nước bọt nhiều, ba mẹ cần thường xuyên lau khô bằng khăn mềm. Cho bé uống nước và lau sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn.
– Trẻ đi ngoài nhiều lần mà lượng nước ít không cần uống bù nước, nhưng vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường.
– Duy trì thói quen ngủ đều đặn cho trẻ vì giống như việc mọc răng đều là một giai đoạn trong cuộc đời của trẻ. Do đó nên cố gắng cho trẻ đi ngủ đúng giờ, và tạo cảm giác thoải mái nhất để đi vào giấc ngủ.
3. Chế độ dinh dưỡng cần chú ý khi trẻ mọc răng
Khi mọc răng, trẻ rất hay cáu gắt, lười ăn nếu ba mẹ không chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng cho con. Lúc này, ba mẹ nên chuẩn bị những thực phẩm mềm, dễ nuốt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Một số gợi ý như bột, cháo loãng…
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt mọc răng
Đặc biệt phải bổ sung canxi cho trẻ giúp mầm răng chắc khỏe, tách được nướu dễ dàng, mọc răng nhanh chóng và rút ngắn được thời gian khó chịu ở nướu. Bạn có thể bổ sung bằng cách cung cấp sữa chứa hàm lượng cao canxi cho trẻ. Bên cạnh đó là một số thực phẩm khác như sữa chua, tôm, cua, cá, lòng đỏ trứng, rau dền cơm, rau ngót, trái cây tươi (như cam, dâu, kiwi…). Đồng thời duy trì các cữ bú.
Kẽm và selen cũng là khoáng chất cần bổ sung cho trẻ. Hai dưỡng chất này giúp tạo cảm giác ngon miệng, chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng. Chúng có nhiều trong hải sản, thịt và các loại rau xanh.
Phụ huynh không nên kiêm khem cho trẻ do rất dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng.
IV. Khi nào trẻ mọc răng cần đến cơ sở y tế
Hầu hết trường hợp mọc răng có thể được kiểm soát ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc hoặc khó chịu bất thường, kèm theo tình trạng sốt cao không thuyên giảm nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Mọc răng là một cột mốc chứng tỏ sự tăng trưởng phát triển bình thường của trẻ. Nhưng chúng lại đi kèm với cảm giác khó chịu, bức bí. Vì vậy, ba mẹ nên nắm rõ tình trạng của trẻ để giúp trẻ khỏe mạnh nhất.