Sốt phát ban – Cẩm nang những điều cần biết

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là bệnh do nhiễm một hoặc nhiều vi sinh vật gây ra. Trước đây, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

I. Sốt phát ban là gì? Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi những vi sinh vật với biểu hiện đặc trưng là sốt kèm theo những nốt phát ban trên da.

Nguyên nhân của sốt phát ban chiếm tới 70-80% là do virus gây ra. Bệnh chủ yếu do virus sởi, virus rubella. Ngoài ra có thể do những virus khác gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch của chúng còn non yếu chưa có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh.

Lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho con bị giảm dần đi sau khi sinh. Trong khi đó, độ tuổi nhỏ, trẻ chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh hay bỏ mọi thứ vào trọng miệng dẫn đến khả năng nhiễm vi sinh vật cao hơn đối tượng khác.

Sốt phát ban chiếm tới 70-80% là do virus gây ra

Sốt phát ban chiếm tới 70-80% là do virus gây ra

II. Triệu chứng khởi phát sốt phát ban

Các triệu chứng của bệnh sốt phát ban dịch bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với cơ thể bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

1. Sốt phát ban ở trẻ nhỏ

– Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt và nổi ban đỏ. Những cơn sốt nhẹ hoặc cao trên 38 độ C, đa phần sốt theo từng cơn. Nổi ban đỏ xuất hiện từ 12-24 giờ sau khi sốt với biểu hiện những chấm đỏ hoặc hồng khoảng 5mm rải rác trên da toàn thân. Mức độ nổi ban còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Có một số trường hợp vết ban da bị sưng lên, không gây cảm giác ngứa hoặc đau đớn.

Triệu chứng sốt ở trẻ bị sốt phát ban

Triệu chứng sốt ở trẻ bị sốt phát ban

Một đặc điểm có thể phân biệt sốt phát ban với những bệnh khác là sốt sẽ biến mất gần như lập tức nếu tiến hành căng da như ấn vào tại vùng nổi ban. Sốt thường biến mất sau khoảng 3-5 ngày.

– Một số biểu hiện khác có thể gặp như đau đầu, thở nhanh, đau nhức cơ thể và cơ, ho, chảy nước mũi, uể oải, ỉa chảy, quấy khóc…

– Các trường hợp khác còn xuất hiện hạch ở cổ sưng, đau.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 5 – 14 ngày. Điều này có nghĩa là các triệu chứng thường sẽ không xuất hiện trong khoảng thời gian này sau khi bạn bị cắn. Chú ý rằng sốt trong sốt phát ban không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt nhưng sẽ giảm dần sau 4 ngày nên nhiều người lầm tưởng khỏi bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu sốt xuất ban xuất hiện cần đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

2. Sốt phát ban ở người lớn

Thời gian ủ bệnh cũng tương tự như ở trẻ nhỏ, một số triệu chứng thường gặp ở người lớn như:

– Sốt cao: Người lớn xuất hiện những cơn sốt đột ngột, có khi lên cao 39 độ C. Bên cạnh đó là các triệu chứng viêm kết mạc, sổ mũi, đau đầu…

– Ban đỏ trên da: Khởi phát màu hồng nhạt, phẳng hoặc nổi nhẹ trên bề mặt. Sau đó chuyển dần sang màu đỏ và nổi lên da càng rõ. Các vết không tập trung một chỗ mà phát triển toàn thân. Trong trường hợp nhẹ, vết phát ban chỉ tồn tại khoảng 1 ngày, nếu nặng hơn thì thường kéo dài.

– Sưng hạch: Vì người lớn hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ nên phản ứng bảo vệ cơ thể thường rõ ràng. Điều này dẫn đến hiện tượng hạch nổi nên 2 bên cổ họng, quai hàm.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn gặp tình trạng chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ, ho…

III. Sốt phát ban có nguy hiểm không?

Sốt phát ban có thể gặp nhiều ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ngay cả cho người lớn khỏe mạnh.

1. Sốt phát ban có lây không?

Sốt phát ban có thể lây cho người khác

Sốt phát ban có thể lây cho người khác

Sốt phát ban do virus gây ra nên có thể lây nhiễm cho người khác. Người lành có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những đồ dùng cá nhân của họ. Tuy nhiên, người lớn khỏe mạnh thì thường không ảnh hưởng nhiều. Nhưng cần đặc biệt chú ý cho trẻ nhỏ.

2. Sốt phát ban bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thời điểm và cách điều trị mà bệnh có thể khỏi sau bao lâu. Thông thường các triệu chứng sẽ khỏi sau 5-7 ngày, hết sốt, và trẻ ít quấy khóc.

3. Biến chứng của sốt phát ban

Nếu sốt phát ban do virus sởi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy kèm theo máu. Đặc biệt là viêm não cũng có nguy cơ xảy ra.

Sốt phát ban do virus rubella thường lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như sinh non, sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở mắt, não và tim.

IV. Chăm sóc sốt phát ban tại nhà

Các triệu chứng của sốt phát ban cũng giống như các biểu hiện của nhiều bệnh khác. Nên đến cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh ở trên.

Bệnh không cần điều trị chuyên biệt, chủ yếu là hạ sốt. Kháng sinh không đem lại hiệu quả do nguyên nhân đa phần do virus.

1. Điều trị cho trẻ

– Hạ sốt: Nếu sốt trên 38 độ C, nên cho trẻ uống paracetamol theo sự chỉ định của bác sĩ, 4-6 giờ một lần. Trường hợp sốt nhẹ hơn, lau nước ấm cho trẻ.  Giảm ho bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược an toàn cho trẻ như quất chưng đường phèn…

Chăm sóc sốt phát ban tại nhà đúng cách

Chăm sóc sốt phát ban tại nhà đúng cách

– Thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng.

– Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Nếu trẻ quấy khóc, không muốn ăn nên chia nhỏ từng bữa để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

– Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ nhỏ, có thể thêm nước ép trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ, tăng sức đề kháng cho bệnh nhanh khỏi.

– Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Không nên kiêng gió, kiêng nước mà không vệ sinh cho trẻ dẫn đến tăng khả năng bệnh phát triển.

Trẻ cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc có những biểu hiện sau nên cho trẻ đến cơ sở y tế ngay như sốt cao không hạ, mất khả năng nhận thức như ngủ li bì, lừ đừ, hôn mê, thở nhanh, khó thở…

2. Điều trị cho người lớn

Người lớn có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol khi thấy sốt cao, bên cạnh đó dùng thuốc chống viêm, giảm ho, đau họng tùy từng trường hợp cụ thể. Vì tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến cổ họng đau rát, ho, tăng tiết dịch đờm gây khó chịu.

Điều trị sốt phát ban ở người lớn như thế nào?

Điều trị sốt phát ban ở người lớn như thế nào?

Bên cạnh đó cũng giống như trẻ nhỏ, người lớn cần phải:

– Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.

– Bổ sung nước mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít nước.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Bổ sung nhiều trái cây chứa nhiều khoáng chất và vitamin.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ vì cơ thể không được lau rửa giữ vệ sinh có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng hơn.

– Mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi để giảm thân nhiệt, tránh sốt cao.

So với trẻ nhỏ, người lớn có sức khỏe tốt hơn, có thể chăm sóc và bảo vệ bản thân. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, nếu tình trạng kéo dài, không cải thiện sau khi dùng thuốc nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần thiết về sốt phát ban. Mong rằng với thông tin trong bài viết mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích được cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *