Tác hại của cà phê khi uống sai cách là gì?
Bên cạnh 15 lợi ích không thể bỏ qua của việc uống cà phê thì bên cạnh đó nếu uống cà phê sai cách có thể dẫn đến những tác hại khó lường. Vậy nó là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này nhé.
I. Uống bao nhiêu cà phê một ngày là an toàn?
Việc uống bao nhiêu cà phê có thể tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới lượng cà phê có thể tiêu thụ như trọng lượng cơ thể, những thuốc đang sử dụng và độ nhạy cảm với caffein.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố rằng một người lớn khỏe mạnh có thể có tiêu thụ tới 400 miligam caffeine mỗi ngày mà không gây ra tác dụng phụ tiêu cực. Điều này tương đương với khoảng 4 tách cà phê.
Những người đang mang thai hoặc cho con bú có thể uống ở mức thấp hơn con số này. Thông thường, nên cắt giảm một nửa lượng được khuyến nghị ở mức 200 miligam (khoảng 2 tách cà phê).
Tuy nhiên, các loại cà phê nước ngoài thường loãng hơn cà phê Việt Nam nên trước khi sử dụng bất kỳ loại cà phê nào nên đọc kỹ hàm lượng caffein để luôn giữ trong giới hạn cho phép, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Uống cà phê bao nhiêu là đủ?
II. Hậu quả khi uống cà phê sai cách
Uống cà phê không đúng cách có thể dẫn đến một số hậu quả sau:
1. Tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu tiêu thụ một lượng lớn cà phê mỗi ngày tương đương với 100mg caffein có thể gây tăng huyết áp. Nguyên nhân này có thể do tác dụng khử nước của caffein, nó có thể gây lên tình trạng buồn ngủ, căng thẳng, chóng mặt, ngất xỉu… Đặc biệt khi hấp thụ quá nhiều có thể gây tim đập nhanh, dẫn đến đau tim.
2. Ảnh hưởng tới thai kỳ
Cà phê có chứa caffein, nếu sử dụng quá nhiều caffein có thể gây bất lợi trong thai kỳ. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiêu thụ trên 400 mg mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao hơn 1,11 lần so với phụ nữ uống dưới 50 mg mỗi ngày.
Nghiên cứu tương tự cũng cho biết rằng phụ nữ uống 4 phần cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai tăng 20% so với những phụ nữ không uống cà phê trước khi mang thai.
Vì vậy, trong thai kỳ nên sử dụng cà phê đúng cách, hạn chế tiêu thụ để mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh.
Uống cà phê có ảnh hưởng tới thai kỳ
3. Có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Theo một đánh giá nghiên cứu, có thể những người nhạy cảm hơn với thực phẩm và đồ uống có tính axit (như cà phê) có nguy cơ bị GERD sau khi uống cà phê.
Vì vậy, với những người có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản, hoặc tăng nhạy cảm với acid nên hạn chế sử dụng cà phê như đồ uống mỗi ngày.
4. Tăng huyết áp
Caffein có khả năng kích thích hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, tăng trạng thái thức tỉnh và hoạt động tư duy. Đây chính là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng huyết áp của bạn.
Những trẻ trẻ tuổi bị tăng huyết áp nhẹ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hoe như đau tim khi họ tiêu thu 4 ly cà phê mỗi ngày.
Cà phê thường được lạm dụng để tăng hiệu quả công việc. Vì vậy, nên cân nhắc uống với lượng vừa phải để huyết áp luôn trong giới hạn cho phép.
5. Tăng nguy cơ gãy xương
Một nghiên cứu cho thấy uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ gãy xương hông cao hơn. Chính vì vậy, khuyến cáo những người cao tuổi, gia đình có tiền sử bị loãng xương hoặc có yếu tố nguy cơ nên uống trong giới hạn cho phép để giữ cho xương khỏe mạnh, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Uống cà phê sai cách tăng nguy cơ loãng xương
6. Tăng cảm giác lo lắng
Cảm giác lo lắng khi uống cà phê cũng được báo cáo ở một số đối tượng. Theo một nghiên cứu, cà phê có chứa caffein gây tác động tiêu cực đến tâm trạng lo lắng và căng thẳng.
Một nghiên cứu khác cho thấy việc tiêu thụ nhiều caffeine trong những năm thanh thiếu niên dẫn đến những thay đổi trong não. Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi này có thể làm tăng lo lắng khi trưởng thành.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng nên hạn chế sử dụng cà phê để có sức khỏe tinh thần tốt nhất.
Uống cà phê tăng cảm giác lo lắng
7. Tác động đến hệ tiêu hóa và bài tiết
Cà phê có tác dụng co bóp dạ dày khiến việc tiêu hóa và bài tiết xảy ra nhanh hơn. Ở một số đối tượng còn gặp tình trạng đi ngoài nhẹ sau khi uống cà phê. Đặc biệt uống cà phê trong khi bụng đói.
Bên cạnh đó, uống cà phê làm tăng cường sản sinh gastrin – hormone có trong dạ dày làm tăng phản ứng ở đại tràng.
8. Mất ngủ
Cà phê có thể ở lại trong cơ thể lên tới 4 – 14 tiếng. Một lượng cà phê được tồn đọng quá nhiều mà cơ thể không xử lý kịp có thể ức chế cảm giác buồn ngủ do caffein kích thích thần kinh. Một người khỏe mạnh không nhạy cảm với cà phê hoàn toàn có thể ngủ ngon, tuy nhiên với những người khó ngủ nên cẩn thận khi sử dụng cà phê hàng ngày.
Uống cà phê gây mất ngủ
9. Ngộ độc
Một số cà phê được chế biến an toàn, đảm bảo chất lượng sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Tuy nhiên nhiều sản phẩm lại không bảo đảm được điều này.
Một nghiên cứu cho thấy rằng có thể xuất hiện nhiều độc tố nấm mốc trong cà phê thương mại. Mycotoxin là những hợp chất độc hại được tạo ra tự nhiên bởi một số loại nấm mốc, và cà phê là thực phẩm rất dễ phát triển loại nấm này.
Một số chất khác cũng có thể được cho vào như chất tạo màu đen, chất tạo vị đắng, chất tạo độ sánh, chất tạo ngọt… Nếu trong giới hạn cho phép nó có thể không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên với hàm lượng lớn có nguy cơ gây hại đến tim, kích ứng da, hoặc tổn thương niêm mạc.
Vì vậy nên lựa chọn những loại cà phê đảm bảo chất lượng để giữ sức khỏe của bạn an toàn.
III. Uống cà phê đúng cách?
Ngoài việc không lạm dụng quá nhiều cà phê mỗi ngày. Một số lưu ý khác để uống cà phê đúng cách, bao gồm:
– Thời điểm uống cà phê cũng quan trọng, bạn nên uống lúc sáng sớm hoặc trước khi tập thể dục. Không khuyến cáo sử dụng ngay trước khi vào phòng thi.
– Để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, nên uống cách 1-2 tiếng sau bữa ăn.
– Để tránh rối loạn giấc ngủ như gây khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc… không nên uống cà phê vào buổi tối.
– Ở những đối tượng dễ bị căng thẳng nên lựa chọn loại cà phê có hàm lượng caffein thấp hoặc đã loại bỏ hết.
Trên đây là 9 bất lợi khi sử dụng cà phê không đúng cách. Chính vì vậy không nên tiêu thụ quá số lượng được khuyến cáo. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.