Tác hại của thức khuya không thể ngờ đến

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Tác hại của thức khuya

Ngày nay, thức khuya đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, họ có thể thức đến 1-2 h sáng để lướt web, chơi game. Tuy nhiên hệ lụy nghiêm trọng của việc thức khuya lại bị xem thường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự tàn phá sức khỏe, tác hại của thức khuya qua bài viết dưới đây.

I. Cơ chế sinh lý nghỉ ngơi của cơ thể con người

Khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tiến hành quá trình thanh lọc cơ thể theo các giai đoạn sau:

– 21h – 23h: Hệ miễn dịch đào thải chất độc, cần giữ trạng thái yên tĩnh và thư giãn.

– 23h – 1h: Gan thải độc, nên ngủ say.

– 1h – 3h: Mật đào thải độc, nên ngủ say.

– 3h – 5h: Phổi thải độc.

– 0h – 4h: Tủy sống tạo máu, cần ngủ say.

– 5h – 7h: Ruột già thải độc, nên đi vệ sinh lúc này.

– 7h – 9h: Ruột non hấp thụ dinh dưỡng, nên ăn sáng.

Các cơ quan thực hiện thải độc và phục hồi chức năng

Các cơ quan thực hiện thải độc và phục hồi chức năng

Theo đồng hồ sinh học cơ thể, khoảng thời gian từ 23h ngày hôm trước tới 5h sáng ngày hôm sau là lúc các cơ quan thực hiện quá trình đào thải độc nên cần nghỉ ngơi để có tinh thần sảng khoái và sức khỏe tốt.

Nếu bạn thức khuya thì quá trình này sẽ bị rút ngắn, cơ thể dần tích trữ độc và hệ miễn dịch giảm sút. Đặc biệt, ban ngày, hệ thần kinh con người hoạt động rất mạnh, việc thức khuya làm cho cơ thể không thể nghỉ ngơi. Như vậy, tinh thần và năng suất làm việc vào ngày hôm sau sẽ bị ảnh hưởng lớn, lâu dần dẫn tới bệnh suy nhược thần kinh.

II. Tác hại của thức khuya

1. Chóng mặt

Đây là biểu hiện thường thấy ở những người thiếu ngủ hoặc bị mất ngủ. Hệ thần kinh phải hoạt động mạnh cả ngày làm co mạch máu, giảm lượng máu đi đến não bộ và tăng huyết áp. Vì thế có thể xảy ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng. Nếu như đang tham gia giao thông hay làm việc trên cao sẽ vô cùng nguy hiểm.

2. Đau đầu và rối loạn tâm thần

Thức khuya hoặc ngủ quá ít dễ gây ra tình trạng đau đầu vào ngày hôm sau. Hai loại đau đầu thường xảy ra là đau nửa đầu và đau do căng thẳng. 

Nếu thường xuyên thức khuya, có thể xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, hay quên và nguy cơ dẫn tới trầm cảm. Vì vậy, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo duy trì tốt tinh thần. 

3. Trí nhớ giảm sút

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần những người không thức khuya. Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi và não bộ sẽ ghi nhớ lại những việc đã làm trong ngày. Vì tác hại của thức khuya làm lượng thông tin cần ghi nhớ tăng lên, giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ.

4. Mệt mỏi, mất tập trung làm việc

Một tác hại của thức khuya nữa ảnh hưởng đến hiệu suất làm viêc. Vì phải làm việc quá nhiều, não bộ hoạt động mạnh trong suốt thời gian dài sẽ trở nên căng thẳng quá độ tạo ra cảm giác mệt mỏi và giảm sự tập trung dẫn đến năng suất lao động suy giảm

5. Suy giảm hệ miễn dịch

Thức khuya khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới thời gian hệ miễn dịch trong người hoạt động, lâu dần dẫn tới kiệt sức. Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém đi nên rất dễ bị cảm cúm, ho, đau họng,…Tác hại của thức khuya này ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng tới sức khỏe.

6. Tác động tới hệ tiêu hóa

Nếu bạn thức khuya thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các vi khuẩn đường ruột, gây ra mất cân bằng và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu,…

Tế bào niêm mạc dạ dày được tái tạo và hồi phục trong thời gian ngủ. Vì vậy, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trên làm tế bào không được duy trì tình trạng tốt nhất.  Đặc biệt, cùng lúc với đó, dịch vị tiết ra nhiều dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.

Nếu bạn làm việc căng thẳng hoặc xem tiết mục có tính kích thích cao, hồi hộp cũng sẽ làm nặng hơn các bệnh lý về dạ dày – tá tràng như trào ngược dạ dày – thực quản, đau dạ dày

Trung khu thần kinh mệt mỏi tác động thần kinh vị giác, tạo cảm giác không ngon miệng khi ăn uống.

Tác hại của thức khuya như thế nào?

Tác hại của thức khuya như thế nào?

7. Giảm thị lực

Sau một ngày làm việc, mắt cần được nghỉ ngơi vào ban đêm nhưng chúng ta thức muộn nên mắt bắt buộc phải tiếp tục làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng, kéo dài như thế thì thị lực sẽ giảm đi.

Nước mắt có vai trò làm ẩm, giúp cho đôi mắt luôn sạch, sáng, khỏe. Nhưng do ngủ muộn nên việc sản xuất nước mắt không hoàn chỉnh và dẫn đến mắt bị khô. Khi mắt bị khô, bạn có thể dễ bị đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc bị mờ làm hạn chế tầm nhìn.

Thiếu ngủ tạo ra những quầng thâm hoặc bọng mắt ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt.

Khi làm việc thường sử dụng máy tính hoặc điện thoại, ánh sáng của hai thiết bị này là ánh sáng xanh, cho năng lượng lớn nhất có thể đâm xuyên qua lớp lọc ánh sáng của nhãn cầu đến đáy mắt và làm tổn thương võng mạc. Tổn thương mang tính vĩnh viễn và tích lũy theo thời gian, nặng nhất gây ra các bệnh về mắt như bệnh thoái hóa điểm mù – nguyên nhân gây mù lòa.

8. Tăng cân

Tăng cân là một tác hại của thức khuya dễ nhận thấy. Khi bạn thức khuya học bài, làm việc hay chơi game vẫn tiêu tốn năng lượng và nhu cầu ăn uống xuất hiện mạnh mẽ. Và để tiện lợi và không tốn nhiều thời gian thì bạn lựa chọn các món ăn nhanh, có hàm lượng calo cao như snack, khoai tây chiên, xúc xích, mì tôm,… Chính vì thế mà bạn sẽ dần cảm nhận cơ thể mình đang tăng cân và là nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp,…

9. Nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư

Cortisol là hormone làm tăng huyết áp sẽ tự giải phóng do thói quen thức khuya. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, huyết áp thất thường, nhồi máu cơ tim…

Theo các nghiên cứu, những người có thói quen thức khuya thì nhịp bài tiết cảu hormon cortisol bị ảnh hưởng, luôn ở mức cao nên nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng cao hơn. Thêm nữa người thức khuya có nguy cơ bị bệnh ung thư cao hơn những người không thức khuya.

10. Quá trình lão hóa da bị đẩy nhanh hơn

Khoảng từ 22h – 23h là thời gian để làn da phục hồi và tái tạo. Nếu bạn bỏ lỡ thời điểm vàng không chăm sóc thì da dễ gặp phải các vấn đề da khô, da bị sạm màu, nhạy cảm và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tác hại của thức khuya này là ”nỗi hoảng sợ” của chị em phụ nữ.

11. Rối loạn hệ nội tiết

Nội tiết tố của cả nam và nữ đều hoạt động điều chỉnh trong thời gian ngủ nghỉ. Vì ngủ muộn mà quá trình sản xuất hormone bị đảo lộn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

– Với phụ nữ thường xuyên thức khuya gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ bị u xơ tử cung,…

– Với nam giới, theo nghiên cứu, chất lượng tinh trùng của những người thiếu ngủ hoặc mất ngủ kém hơn so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Nguyên nhân do hormone Testosterone suy giảm, sản sinh ra tinh trùng yếu nhiều nhưng tinh trùng khỏe mạnh lại bị tiêu diệt dẫn tới tình trạng vô sinh và hiếm muộn ở nam giới. Chính nguyên nhân này gây ra tình trạng rối loạn cương dương, yếu sinh lý, suy giảm chức năng tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng không theo ý muốn.

Tác hại của thức khuya đối với cơ thể không phải chỉ là những ảnh hưởng đã được nêu ra phía trên mà còn tiềm tàng nguy cơ xuất hiện tại các cơ quan khác. Bởi mọi hoạt động của các cơ quan đều chịu ảnh hưởng từ giấc ngủ. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi lối sống hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 24h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Để giảm bớt các tác hại do thức khuya nên uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *