Điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Trong đó cũng phải kể đến thoái hóa khớp gối, nó không gây nguy hiểm nhiều tới người bệnh trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hạn chế vận động. Do đó việc điều trị đúng cách giúp giảm thiểu triệu chứng một cách đáng kể, giúp việc đi lại dễ dàng hơn. Vậy phải làm gì để điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp gối?
Có rất nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa khớp gối và chúng thường được kết hợp với nhau, bao gồm vật lý trị liệu, thuốc và chế độ dinh dưỡng.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp khối thông thường như sau:
– Giảm đau trong đợt cấp.
– Phục hồi chức năng vận động cho khớp, ngăn chặn và phòng ngừa biến dạng khớp.
– Hạn chế tác dụng phụ của thuốc, giải quyết các bệnh kết hợp.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc thoái hóa khớp.
– Với đối tượng thoái hóa nặng có thể cần tiến hành phẫu thuật thay thế khớp gối. Với trường hợp nhẹ thường không cần.
Khi nghi ngờ mắc bệnh nên đến bệnh viện để chuyên gia y tế kiểm tra. Nếu được điều trị sớm, cơn đau khớp gối sẽ thuyên giảm và ít để lại biến chứng hơn. Sau đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối:
1. Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc tây
Thuốc được sử dụng với mục đích giảm đau (triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối), bao gồm:
– Trường hợp nhẹ, sử dụng thuốc không kê đơn:
+ Paracetamol (Acetaminophen): Được ưu tiên cho các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ buồn nôn, đau vùng thượng vị.
+ Thuốc chống viêm Non-Steroid: Nếu Paracetamol không đem lại hiệu quả, có thể phải sử dụng đến một số thuốc chống viêm giảm đau NSAIDs như Ibuprofen, Naproxen, Aspirin,… Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc có thể liên quan đến dạ dày.
+ Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Bôi trực tiếp vào khớp gối để giảm nhanh các cơn đau như Voltaren Emugel. Đặc điểm của những thuốc này là ít gây tác dụng phụ toàn thân hơn.
– Trường hợp nghiêm trọng hơn, một số thuốc yêu cầu được kê đơn, bao gồm:
+ Thuốc giảm đau cấu trúc Steroid như Tramadol kết hợp với Paracetamol.
+ Thuốc ức chế chọn lọc trên COX-2 như Celecoxib,… ít gặp vấn đề về dạ dày hơn, nhưng có thể ảnh hưởng đến tim.
+ Glucocorticoid hoặc Corticosteroid: Được tiêm trực tiếp vào khớp gối, thường phải tiêm 6 tháng một lần.
Hiện nay, việc nghiên cứu các thuốc mới đang được khám phá và phát triển. Tuy nhiên, chúng chủ yếu giúp điều trị triệu chứng của bệnh mà không thể đảo ngược được quá trình thoái hóa này.
2. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Kết hợp với thuốc là việc sử dụng các thực phẩm chức năng hàng ngày để cải thiện chức năng và giảm đau khớp gối mãn tính. Thời gian bắt đầu gây tác dụng có thể mất vài tuần đến vài tháng nhưng đem lại hiệu quả rất khả quan. Chất bổ sung thường được sử dụng như:
– Chondroitin sulfat.
– Glucosamine.
– Nghệ và hoặc Curcumin.
Trong đó, một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe được mọi người tin dùng như Duo Vital, Orthomol arthroplus… giúp hỗ trợ điều trị hoặc dự phòng thoái hóa khớp ở người trung niên hoặc cao tuổi.
Acetaminophen, thuốc chống viêm Non-Steroid,… điều trị thoái hóa khớp gối
3. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y
Trong khi thuốc tân dược giúp giảm đau nhanh chóng, các bài thuốc Đông Y mang lại tác dụng chậm hơn nhưng an toàn hơn cho người bệnh.
Một số bài thuốc bằng Đông Y được áp dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối như:
– Độc hoạt ký sinh thang bao gồm:
+ Độc hoạt 12g.
+ Tần giao 12g.
+ Tang ký sinh 16-40g.
+ Phòng phong 12g.
+ Thược dược 12g.
+ Địa hoàng 16-24g.
+ Xuyên khung 8-12g.
+ Đương quy 12g.
+ Tế tân 4-12g.
+ Phục linh 12g.
+ Ngưu tất 12g.
+ Nhân sâm 12g.
+ Đỗ trọng 12g.
+ Quế tâm 4g.
+ Chích thảo 4g.
Bài thuốc có công năng bổ khí huyết, khu phong thấp, chỉ tý thống, ích can thận giúp điều trị phong thấp, giảm đau nhức ở hai đầu bên gối, đau mỏi lưng.
– Tỏi ngâm rượu: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng, viêm của thoái hóa khớp gối.
– Từ rễ cây Đinh lăng: 30g dược liệu được rửa sạch, đem ngâm với lượng nước muỗi vừa đủ, vớt ra ngoài để ráo nước. Sau đó đem sao vàng, đem đun sôi với 2 lít nước lọc. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp, lấy phần nước, bỏ bã, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng cứng, viêm, sưng khớp. Cần uống kiên trì đến khi nhận thấy rõ tác dụng.
– Từ cây đau xương: Rửa sạch cây, thái thành từng khúc, phơi cho khô. Cho vào bình thủy tinh có nắp, thêm rửa với tỷ lệ rượu:dược liệu = 5:1. Đậy kín nắp, để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Có thể uống sau 7 ngày ngâm rượu. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ x 3 lần/ngày. Nên kiên trì hơn 2 tuần. Do tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh nên làm thuyên giảm triệu chứng đau đáng kể.
– Ngoài ra một số dược liệu cũng được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối như lá lốt, củ nghệ, ngải cứu,…
Ngâm rượu Đinh lăng là một phương pháp dùng điều trị thoái hóa khớp
4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp giảm sưng, đau, cứng khớp đầu gối, cùng với cải thiện chức năng, từ đó giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Mục tiêu điều trị:
– Tăng cường các cơ xung quanh đầu gối, cùng với hông và mông.
– Kéo căng các cơ không linh hoạt.
– Cải thiện khả năng trao đổi hoạt dịch, chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Khi các cơ khỏe, dẻo dai có thể hỗ trợ khớp gối hoạt động tốt hơn, giảm áp lực lên sụn và xương bị tổn thương. Đồng thời chất lỏng hoạt dịch lưu trữ trong khớp được chuyển động lưu thông xung quanh khớp giúp sụn khớp khỏe mạnh hơn. Khi tập các bài tập tốt cho gối, chức năng của đầu gối được cải thiện đến 10%.
Một số bài tập cho thoái hóa khớp gối như tăng cường sức khỏe đầu gối, kéo căng cơ,… được áp dụng, cụ thể như sau:
4.1 Bài tập tăng cường đầu gối
Thường xuyên thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối giúp giảm cơn đau đầu gối hàng ngày và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Squats nhằm vào 4 chi, đầu gối và mông.
– Đứng hai chân rộng bằng vai, đặt chắc chân trên bề mặt phẳng.
– Từ từ di chuyển hạ thấp trọng tâm, giữ lưng thẳng, hóp bụng. Đầu gối không được đưa về phía trước quá ngón chân.
– Có thể giơ tay về phía trước để giữ thăng bằng.
Biến thể của Squat: Khi lưng khó giữ thẳng được, có thể ngồi xổm dựa vào tường.
– Giữ ở tư thế ngồi xổm hoàn toàn, lưng dựa vào tường.
– Nâng cao cơ thể bằng cách trượt lưng lên phía trên. Chân tạo thành góc 90 độ. Giữ trong khoảng 10 giây.
– Hạ thấp cơ thể, tiếp tục như trên.
Bài tập vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối
4.2 Bài tập nâng cao cơ đùi và hông khi ngồi
Giúp tăng cường sức mạnh cơ đùi, lấy lại khả năng di chuyển đầu gối.
– Ngồi trên giường hoặc ghế đủ độ cao để có thể cho 2 chân vận động tự do.
– Gập đầu gối về phía sau hết mức có thể, giữ trong 10 giây.
– Giữ cố định thành ghế, từ từ mở rộng chân trái cho đến khi song song với sàn. Cố gắng giữ chân càng thẳng càng tốt, đồng thời hai đầu gối không chạm với nhau. Giữ trong 5-10 giây
– Giữ một lúc, sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu, chuyển sang chân phải.
Nâng cao cơ đùi và hông khi ngồi
4.3 Bài tập duỗi đầu gối kéo căng cơ
Động tác kéo căng, khi cảm thấy cơ được thả lỏng, có thể tác động vào chỗ căng sâu hơn. giúp các đầu gối, cơ xung quanh linh hoạt. Đối với người viêm khớp gối có 4 nhóm cơ cần được kéo dãn:
– Cơ gân ở mặt sau đùi giúp gập khớp gối.
– Cơ tứ chi ở phía trước đùi.
– Cơ chậu và cơ thắt lưng ở phía trước của hông giúp di chuyển đầu gối về phía bụng.
– Cơ bắp chân.
Cơ gân quá chặt có thể gây đau đầu gối và việc kéo căng giúp giảm cơn đau đó. Cách bước thực hiện như sau:
– Nằm ngửa và hai chân mở rộng.
– Gập đầu gối trái và đặt bàn chân tiếp xúc với thảm.
– Từ từ bắt đầu nâng chân phải lên trời, giữ càng thẳng càng tốt, đồng thời lưng phẳng với sàn. Có thể sử dụng dây quấn để giữ cho chân được thẳng. Hoặc duỗi chân thẳng chống vào tường.
– Giữ lưng thẳng trên sàn kết hợp với vận động các cơ khác như co cơ mông và cơ bụng.
– Giữ trong 20 giây, lặp lại tương tự với chân trái.
Kéo giãn cơ nhẹ nhàng nên được thực hiện hàng ngày.
Bài tập duỗi đầu gối giúp giảm thoái hóa khớp
Kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu, việc chơi thể thao cho người thoái hóa khớp cũng được khuyến khích. Các hoạt động bao gồm bơi lội, đi bộ, chạy bộ,… giúp cơ bắp chắc khỏe và linh hoạt, đồng thời kiểm soát tốt các cơn đau và sưng tấy ở khớp bị tổn thương. Đặc biệt, bơi lội giúp giảm lực tác động lên đầu gối, cải thiện lưu thông hoạt dịch xung quanh khớp. Tuy nhiên cần kiểm soát mức độ thích hợp để các khớp không bị ảnh hưởng.
Cùng với đó hạn chế những bộ môn làm trầm trọng thêm bệnh thoái hóa khớp như quần vợt, bóng chuyền, cầu lông,… vì những bộ môn này khiến trọng lực lớn với tần suất cao đè lên khớp.
5. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối
Viêm là yếu tố cần thiết của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên nó lại là căn nguyên của hầu hết các bệnh viêm khớp. Một số thực phẩm tạo điều kiện hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Chế độ ăn uống hợp lý giúp làm giảm cơn đau do viêm khớp mãn tính.
5.1 Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Khuyến khích tiêu thụ thực phẩm giàu chất oxy hóa:
– Những loại thực phẩm chứa hoạt chất hóa học có tính chất chống viêm như các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm, cá vược), trái cây (táo, chuối, mơ, dưa hấu, nho, đu đủ, cam, bơ,…), các loại hạt (hạnh nhân, macca, quả óc chó), gừng và nghệ,… Những loại cá, dầu thực vật, hạt,… chứa nhiều Acid béo Omega-3 giúp giảm nhẹ triệu chứng của thoái hóa khớp gối.
Khuyến khích sử dụng cá ngừa khi mắc bệnh xương khớp
– Trà xanh và nước khoáng.
– Các sản phẩm từ sữa như sữa chua ít béo, pho mát,… đem lại nhiều lợi ích như giảm nguy cơ bệnh Gout ở nam giới, làm chậm sự phát triển viêm khớp ở nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những tranh cãi về tác động xấu đến khớp.
5.2 Thực phẩm người thoái hóa khớp cần kiêng là gì
Cần cắt giảm hoặc loại bỏ những thực phẩm gây ra stress oxy hóa:
+ Những loại thịt đỏ.
+ Thực phẩm đã qua chế biến, đồ chiên rán như khoai tây chiên, đồ hộp đóng gói, đường tinh luyện và sản phẩm của chúng,…
Cùng với chế độ ăn uống, việc kết hợp với chế độ sinh hoạt cũng đem lại tình hình khả quan hơn. Một số hoạt động, bao gồm nghỉ ngơi, thư giãn điều độ, tập luyện duy trì cân nặng,…
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó việc kết hợp các phương pháp kể trên chỉ giúp ngăn chặn và làm chậm đi sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối. Khi phối hợp hiệu quả còn giúp hạn chế được cơn đau, giúp sụn khớp và xương linh hoạt vững chắc. Mong rằng với bài viết chi tiết của chúng tôi có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan trong điều trị.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.