Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp – cơn ác mộng mỗi khi nhắc đến với những di chứng nặng nề, đặc biệt trong đó có thoái hóa khớp háng. Nó âm thầm ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp. Tuy không phổ biến như thoái hóa khớp gối nhưng hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng.
1. Thoái hóa khớp háng là gì?
1.1 Cấu trúc khớp háng
Khớp háng là khớp lớn nhất và là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể. Nó được cấu tạo từ ổ cối của xương chậu và phần chỏm hình cầu của xương đùi. Bao quanh khớp phủ một lớp niêm mạc mỏng được gọi là bao hoạt dịch. Khi vùng hông khỏe mạnh, bao hoạt dịch tạo ra một lượng nhỏ chất bôi trơn và cung cấp dinh dưỡng cho khớp. Nhờ các cấu trúc đó phạm vi hoạt động của khớp háng rất rộng, giúp thực hiện mọi hoạt động của phần dưới linh hoạt hơn.
Bình thường, bề mặt sụn khớp trơn láng, đàn hồi giúp hai bề mặt xương trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, khi thoái hóa khớp háng thì phần sụn bị mòn dần theo thời gian khiến nó trở lên sờn, thô ráp hơn, không gian xung quanh bảo vệ khớp gối bị thu hẹp lại. Điều này khiến các xương cọ xát vào nhau gây đau, sưng khớp và biến dạng. Đồng thời để bù đắp các phần sụn đã mất, xương bị tổn thương tạo lên gai xương.
Hình ảnh thoái hóa khớp háng: Bên trái khớp khỏe mạnh, bên phải đã bị thoái hóa
1.2 Phân loại thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng được chia thành 2 loại chính:
– Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số các trường hợp, thường gặp nhất người trên 60 tuổi.
– Thoái hóa khớp háng thứ phát chủ yếu được phát triển trên nền bệnh lý hoặc chấn xương liên quan đến khớp này.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân gây chủ yếu là nguyên phát, xảy ra ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa các khớp xương càng nhanh, mạnh khiến tỷ lệ thoái hóa khớp háng nguyên phát ở người già cao hơn nhiều so với người trẻ tuổi.
Thoái hóa khớp háng thứ phát có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Tiền sử viêm khớp háng.
+ Chấn thương: Một số chấn thương dẫn đến thoái hóa khớp háng trong khi chơi thể thao hoặc nguyên nhân khác gây gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối, trật khớp háng.
+ Sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
+ Từ các dị dạng cũ như thiểu sản khớp háng, trật khớp háng,…
+ Bất thường về cấu trúc háng bẩm sinh như chân cao chân thấp, lồi ổ cầu,… làm áp lực chèn ép lên khớp háng cao hơn dẫn đến thoái hóa.
+ Béo phì cũng làm gia tăng trọng lượng tác động vào khớp háng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Từ những nguyên nhân trên, ở những đối tượng có nguy cơ cao cần thăm khám định kỳ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp háng
Dấu hiệu phổ biến nhất là đau khớp. Dấu hiệu này phát triển chậm và nặng lên theo thời gian, mặc dù bệnh có thể khởi phát đột ngột. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn vào buổi sáng, ngồi lâu hoặc khi thời tiết chuyển mùa,… Đặc biệt theo thời gian, tần suất cơn đau thường xuyên hơn ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc ban đêm.
Một số triệu chứng lâm sàng khác cũng được báo cáo, giúp nhận biết thoái hóa khớp háng bao gồm:
– Đau vùng bẹn rồi lan sang những vùng xung quanh như mông, đùi, gối,…
– Đau dữ dội khi hoạt động mạnh.
– Sau hoặc trong khi vận động, co duỗi khớp háng xuất hiện mỏi, tê cứng.
– Giảm biên độ hoạt động của khớp háng dẫn đến ảnh hưởng những sinh hoạt thường ngày như đi vệ sinh, cúi người (buộc dây giày, tập thể dục,…), ngồi, di chuyển,…
– Xuất hiện tiếng kêu của khớp trong quá trình vận động.
– Đi lại khó khăn hơn, đi khập khiễng.
Nếu xuất hiện tình trạng này nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
Đau là một trong những triệu chứng nổi bật của thoái hóa khớp háng
4. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng diễn ra âm thầm trong thời gian nhiều năm, nếu không phát hiện sớm chữa trị kịp thời bệnh tiến triển có thể để lại biến chứng nặng nề, có thể bao gồm:
– Rối loạn giấc ngủ, lo âu, suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm.
– Biến dạng khớp, thậm chí là tê liệt, tàn phế. Teo cơ vùng cạnh khớp kháng, mất khả năng gập và xoay người.
– Không vận động được dẫn đến tăng cân, dư thừa lượng mỡ trong cơ thể, nguy cơ gặp những vấn đề về sức khỏe khác như tim mạch, huyết áp.
Chính vì vậy việc xác định sớm trong giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp háng là vô cùng cần thiết.
5. Chẩn đoán thoái hóa háng chính xác
Nếu nhận thấy tình trạng đau khớp háng, cần đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Việc phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp háng có thể làm giảm triệu chứng, nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các di chứng có thể gặp phải.
5.1 X-quang thoái hóa khớp háng
Chụp X-quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định bệnh cũng như mức độ hiện tại nhờ không gian xung quanh khớp, thay đổi trong xương và việc hình thành gai xương.
Hình ảnh X-quang:
– Khớp háng bình thường sẽ có một khoảng trống giữa bóng và ổ cho thấy khớp khỏe mạnh. Khi bị thoái hóa khớp háng, hình ảnh cho thấy không gian khớp đã bị mất.
– Cấu trúc bất thường: Xuất hiện mấu xương lớn ở xương chỏm biến dạng.
– Gai xương to nhỏ tùy mức độ của bệnh. Có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào, kể cả xương chậu, chỏm xương đùi.
– Đặc xương dưới sụn.
Bên trái thoái hóa khớp háng dẫn đến thu hẹp không gian xung quanh khớp
Bên phải: Khớp háng bình thường
5.2 Chẩn đoán hình ảnh khác
Một số xét nghiệm hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT được chỉ định để xác định rõ hơn tình trạng mô mềm và xương ở phần hông.
6. Cách điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp háng, nhưng một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động phòng ngừa bệnh tái phát.
6.1 Thuốc tây và thuốc đông y giúp trị liệu thoái hóa khớp háng
Sử dụng các thuốc kê toa như các thuốc điều trị thoái hóa khớp nói chung.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường tái tạo sụn khớp như Orthomol arthroplus, DuoVital…
6.2 Bài tập thoái hóa khớp háng
Bài tập có vai trò vô cùng quan trọng trọng phục hồi chức năng. Chúng có thể giúp kiểm soát khả năng vận động, tăng phạm vi chuyển động, linh hoạt và tăng cường cơ ở hông, chân.
– Bài tập mở rộng hông: Sử dụng ghế để giữ thăng bằng khi đứng, hơi cúi người về phía trước. Nâng chân phải thẳng ra phía sau cho đến khi cơ mông siết chặt. Nâng được càng cao càng tốt và không được cong lưng, gập gối. Giữ trong khoảng 20-30 giây, hạ chân từ từ xuống. Lặp lại với chân trái.
– Bài tập về tính linh hoạt: Ngồi cong đầu gối và lòng bàn chân chạm vào với nhau. Giữ ống chân hoặc mắt cá chân, uốn cong phần trên cơ thể về phía trước một chút. Nhẹ nhàng ấn đầu khối xuống bằng khuỷu tay. Giữ khoảng 20-30 giây. Bài tập có tính chất linh hoạt và nhẹ nhàng, nhiều động tác giúp các khớp vận động hơn, giảm tình trạng cứng khớp.
– Ngoài ra còn một số bài tập khác giúp tăng cường cơ bắp vùng hông, cải thiện khả năng thăng bằng.
6.3 Phẫu thuật
Với trường hợp nhẹ thì không phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp trên không hiệu quả, bệnh càng ngày càng trở nên nặng hơn cần tiến hành can thiệp ngoại khoa tùy vào mức độ bệnh:
– Cắt bỏ xương để ngăn chặn biến dạng khớp và hình thành gai xương, giảm áp lực khớp háng.
– Thay một phần hoặc toàn bộ khớp háng. Thay khớp háng toàn phần được chỉ định trong trường hợp bệnh rất nặng, đau nhiều, dữ đội, đa phần ở đối tượng trên 60 tuổi.
Thay khớp háng trong trường hợp nặng
7. Thực phẩm dành cho thoái hóa khớp háng
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cũng được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng nói riêng và thoái hóa khớp nói chung. Để chăm sóc người bệnh thoái hóa xương khớp bằng thực phẩm bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hiện nay với sự phát triển, bạn có thể trang bị những kiến thức cần thiết ngay tại nhà để giúp bản thân và gia đình ngăn ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên cần chắt lọc những khiến thức khoa học nhất, không nên nghe theo những bài viết phản khoa học. Mong rằng với nội dung trong chuyên đề thoái hóa khớp háng mới nhất này có thể giúp ích được cho bạn.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.