Vai trò của sắt với cơ thể. Khi nào cần bổ sung sắt?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Tại sao chúng ta cần bổ sung Sắt vào cơ thể?

Tại sao cần bổ sung sắt?

Sắt là một nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể con người, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo máu và cùng với Hemoglobin thực hiện chức năng vận chuyển Oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể.

Nếu lượng Sắt trong cơ thể không đủ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do huyết sắc tố giảm. Tuy nhiên, không phải cứ uống Sắt là được, bạn cần phải bổ sung đúng cách thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Hàm lượng Sắt cần được bổ sung hàng ngày theo khuyến cáo của RDI – Mỹ:

Đối tượng

Hàm lượng cần cho mỗi ngày (mg/ngày)

Từ 3-6 tháng tuổi

6,6

Từ 6-12 tháng tuổi

8,8

Từ 1-10 tuổi

10

Từ 10-18 tuổi

12

Nữ giới trưởng thành

15

Nam giới trưởng thành

10

Phụ nữ sau mãn kinh

10

Phụ nữ mang thai

45

 

Như các bạn đã biết, Sắt đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Sắt sau khi được hấp thụ, sẽ gắn với Hemoglobin – một Protein trong tế bào hồng cầu. Sau đó thực hiện chức năng vận chuyển oxy từ tim đến các mô, cơ quan và đưa Carbon Dioxide về phổi để thải ra môi trường. Đặc biệt Sắt vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

1.1 Phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé. Và máu chính là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng ấy. Tình trạng thiếu máu xảy ra phổ biến ở các bà mẹ mang thai do nhu cầu tăng lên. Bổ sung Sắt là vô cùng cần thiết giúp máu lưu thông, tuần hoàn liên tục, cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ.

Những tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian hình thành não bộ, cần nhiều khoáng chất thiết yếu giúp cho sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh hơn.

Phụ nữ mang thai có cần bổ sung Sắt hay không?

Phụ nữ mang thai có cần bổ sung Sắt hay không?

Với người bình thường, mỗi ngày cần trung bình khoảng 15mg. Nhưng trong thai kỳ, người phụ nữ cần gấp đôi lượng Sắt, khoảng từ 30-60mg. Chính vì lẽ đó, các bà bầu cần phải được bổ sung từ các loại thực phẩm và uống Sắt hàng ngày.  

1.2 Với trẻ em

Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trong đó vai trò quan trọng phải kể đến là:

– Bổ sung Sắt mỗi ngày làm giảm ngăn chặn tình trạng thiếu máu.

– Hỗ trợ hấp thu Calci, phát triển khung xương của cơ thể.

1.3 Những ảnh hưởng do thiếu Sắt

Khi không bổ sung đủ Sắt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, có thể gây hại cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác.

Thiếu máu là tình trạng thể hiện rõ nhất khi lượng Sắt trong cơ thể không đủ. Một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, buồn ngủ,… Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng, suy yếu hệ miễn dịch, nguy cơ bị nhiễm trùng tăng khi có vết thương.

Nếu người mẹ trong thai kỳ không được bổ sung Sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi sinh: sinh non, còi xương, hệ miễn dịch yếu.

Bổ sung sắt khi nào thì hợp lý? Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, hàm lượng Sắt và Calci trong cơ thể chúng ta ở mức thấp nhất. Vì vậy, chúng ta nên bổ sung Sắt ngay vào buổi sáng.

Uống sắt lúc nào tốt nhất trong ngày?

Thời điểm bổ sung sắt tốt nhất là vào buổi sáng

Acid trong dạ dày làm tăng hấp thu Sắt và lúc đói thì dịch vị sẽ tiết ra nhiều hơn. Hơn nữa, nếu uống sau khi ăn thì cơ thể cũng sẽ bắt đầu hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, làm giảm sự hấp thu của Sắt. Do đó, nên uống sắt trước khi ăn khoảng 30 phút.

Một tác dụng không mong muốn của thuốc sắt là gây nóng trong người. Vì thế, khi uống sắt trước khi ngủ tối có thể làm cho giấc ngủ không được ngon.

Vì vậy, uống sắt trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

– Trước khi dùng thuốc bổ sung sắt, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng thời điểm dùng cũng như các phương pháp khác giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt hiệu quả.

– Nếu bạn uống dạng viên nén thì nên uống nguyên viên, không được bẻ hoặc nhai thuốc và uống với khoảng 100mL nước. Ở trẻ em hoặc người cao tuổi, nên chọn dạng siro hoặc dạng giọt sẽ dễ dàng sử dụng hơn.

– Không nên dùng thuốc cùng lúc với Calci: Bởi vì hai khoáng chất này sẽ cạnh tranh sự hấp thụ. Nếu hàm lượng Calci bạn uống là 300mg thì Sắt sẽ bị cản trở hấp thu. Vì vậy, bạn cần sắp xếp thời gian uống thuốc để cùng đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Bạn nên uống Sắt cùng với nước cam hoặc các loại hoa quả có chứa Vitamin C. Vì thành phần này giúp Sắt dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, một số đồ uống gây kích thích hoặc có gas như cà phê, trà, nước tăng lực, nước giải khát làm cản trở hấp thu.

– Một số loại thuốc có thể gây ra tương tác nên không được phối hợp với Sắt: Kháng sinh nhóm Tetracyclin, nhóm Quinolon, thuống kháng acid, hormone tuyến giáp.

– Ngoài việc bổ sung bằng thuốc, Sắt cũng có trong các loại thực phẩm hàng ngày như thịt bò, các loại động vật có vỏ (ngao, nghêu, sò, ốc, hàu), các loại đậu, rau bina,… và cả Socola đen.

Thực phẩm chứa Sắt tốt cho cơ thể

Thực phẩm chứa Sắt tốt cho cơ thể

Trên đây là những thông tin cần biết về thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày, hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người biết cách dùng sắt đúng cách và đúng thời điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *