Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý nguy hiểm

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không? Người mắc phải có triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin tổng quát qua bài viết sau đây!

1. Tràn dịch màng phổi là gì?

Như đã biết, phổi là cơ quan hô hấp đặc biệt quan trọng của cơ thể con người. Xung quanh phổi được bao bởi hai lớp màng là màng phổi lá thành và màng phổi lá tạng. Nằm giữa hai lớp màng này là một khoang ảo – khoang màng phổi.

Bình thường, khoang phổi có chứa khoảng 10 – 15ml chất dịch sinh lý đóng vai trò bôi trơn, hỗ trợ phổi trong quá trình di chuyển và thực hiện hoạt động hô hấp. Nếu lượng dịch này vượt quá mức sinh lý gọi là hiện tượng tràn dịch màng phổi.

Tràn dịch màng phổi - bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Tràn dịch màng phổi – bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Do vậy, tràn dịch màng phổi được hiểu là tình trạng dịch tích đọng quá mức trong khoang phổi (có thể là tích tụ máu hoặc khí) khiến chức năng hô hấp của phổi bị cản trở, thiếu hụt lượng oxy cung cấp cho cơ thể.

2. Triệu chứng của bệnh

Ở bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi thường có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

– Khó thở, đặc biệt là khi nằm, tình trạng khó thở tăng nặng hơn.

– Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.

– Đau ngực: Do dịch bị tràn ra trong phổi nên người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ một bên. Khi nằm nghiêng về phía nào thì sẽ đau bên ấy và cơn đau sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.

– Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài: Tình trạng ho kéo dài trong nhiều ngày và ho rất nhiều, ngay cả khi ngủ. Đôi khi cảm thấy bị khó thở và nếu kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngưng thở.

Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi

Ho khan là một dấu hiệu thường gặp khi tràn dịch màng phổi

– Sốt cao: Nhiệt độ liên tục trên 38,5 độ hoặc cao hơn.

– Chụp X – quang phổi sẽ thấy dịch ở dưới thấp, phổi hình mờ đậm, đồng đều, có trường hợp mờ ở cả hai bên phổi và tim bị di chuyển sang bên đối diện.

– Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X – quang trong trường hợp nghi ngờ tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác, cần sử dụng kim và ống chích chọc dò khoang màng phổi. Sau đó, kỹ thuật viên đem xét nghiệm phần nước này để xác định được nguyên nhân cũng như bản chất của bệnh.

– Một số bệnh nhân, hiện tượng tràn dịch màng phổi có thể diễn ra ở 1 hay cả 2 bên. Lượng dịch trong khoang màng phổi có thể tăng từ vài trăm ml đến vài lít, dịch có màu trắng sữa, vàng đục. Đôi khi có máu đông chảy ra từ các mạch máu và lồng ngực bị tổn thương.

Khi thấy có mặt của những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến thăm khám bác sỹ để xác định căn nguyên của bệnh, từ đó để có giải pháp chữa trị bệnh kịp thời.

3. Nguyên nhân của tràn dịch màng phổi

– Tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất của chứng tràn dịch màng phổi ở trẻ em. Phổi bị nhiễm trùng sau khi bị áp-xe phổi vỡ vào khoang màng phổi, viêm phổi,… hoặc từ các cơ quan lân cận khác. Nhiễm trùng do các vi khuẩn gây tràn dịch màng phổi, lao hay ký sinh trùng gây nên.

– Do nồng độ protein trong máu thấp: Bệnh thận và xơ gan là hai nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ protein trong máu bị suy giảm. Khi nồng độ protein trong máu thấp sẽ mất khả năng ngăn cản các chất lỏng trong phổi thấm ra khỏi các thành mạch máu. Do đó, làm lượng dịch ở trong phổi cao bất thường và dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi.

– Do các bệnh ung thư như: Ung thư phổi, ung thư phế quản, màng phổi tiên phát hoặc di căn,…

Nguyên nhân của bệnh tràn dịch màng phổi

Một số nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng phổi

– Do biến chứng từ các bệnh lý của phổi và đường hô hấp dưới như hen suyễn nặng, lao phổi, viêm phổi,… Khi không can thiệp kịp thời sẽ gây tràn dịch màng phổi. Chức năng hô hấp của phổi bị giảm sút và kèm theo tình trạng tăng tiết dịch ra khoang ngực.

– Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Sai sót trong các thủ thuật chọc dò, nội soi phế quản, chấn thương lồng ngực, gãy xương sườn, dẫn lưu màng phổi,… làm cho phổi bị tổn thương hoặc bị thủng dẫn đến các cơ quan lân cận bị áp xe và vỡ, dẫn đến tràn dịch màng phổi.

4. Cách điều trị bệnh

4.1 Chọc hút dịch

Một trong những phương pháp phổ biến nhất được dùng để điều trị tràn dịch màng phổi là chọc hút dịch và dẫn lưu khoang màng phổi. Trong trường hợp, lượng dịch trong màng phổi của người bệnh bị tràn ra nhiều thì cần phải tiến hành chọc hút với kim lớn và ống chích lớn. Đôi khi lượng dịch được hút ra có thể lên tới 1000ml. Đối với bệnh nhân bị nặng hơn thì phải phẫu thuật mổ dẫn lưu kín giúp cho mủ, dịch và máu được đẩy ra bên ngoài.

4.2 Kết hợp sử dụng thuốc

Các loại thuốc sử dụng để điều trị tràn dịch màng phổi sẽ có tác dụng khác nhau trong việc làm giảm tiết dịch, kiềm khuẩn và diệt khuẩn. Vì thế, để phát huy tối đa hiệu quả của các thuốc thì phải phối hợp các loại thuốc với nhau theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Sử dụng thuốc đúng liều lượng: Thuốc sẽ có tác dụng ở một nồng độ nhất định. Nếu sử dụng liều lượng thấp sẽ không mang lại hiệu quả và có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc. Còn nếu như dùng liều cao sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ, đôi khi có thể gây ra tai biến.

– Sử dụng thuốc đều đặn: Bệnh tràn dịch màng phổi là một bệnh lý phải điều trị kéo dài, không phải chỉ uống 1 lần là có thể khỏi được. Do vậy, để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả và phòng ngừa tái phát, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng thuốc đủ thời gian: Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian cho một liệu trình điều trị tràn dịch màng phổi từ 2 đến 3 tháng. Việc dùng thuốc kéo dài nhằm tiêu diệt những vi khuẩn có hại, đồng thời ngăn chặn kháng thuốc. Một số bệnh nhân có thói quen ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị không được dứt điểm và tăng khả năng tái phát. Ngoài ra, trong giai đoạn duy trì kéo dài cần dùng thuốc từ 4 – 6 tháng để đẩy lùi hoàn toàn vi khuẩn và tránh hiện tượng tái phát.

– Sử dụng thuốc an toàn hiệu quả: Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều lượng. Mặc dù, thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Do vậy, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng những loại thuốc Đông Y có nguồn gốc từ tự nhiên.

Đối tượng mắc bệnh và người chăm sóc bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

– Cần có một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng sức khỏe.

– Chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học.

– Có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức để tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh.

– Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng.

5. Tràn dịch màng phổi có lây không?

Bệnh tràn dịch màng phổi có lây không là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều người. Câu trả lời là tùy thuộc vào tác nhân gây nên bệnh.

– Tràn dịch màng phổi xuất phát từ ung thư phổi: Bệnh không có khả năng lây lan. Hiện tượng tràn dịch màng phổi thường xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư phổi ở giai đoạn 3 – 4.

– Tràn dịch màng phổi xuất phát từ lao phổi: bệnh lao phổi có khả năng lây lan cao thông qua đường hô hấp như nói chuyện, hắt hơi, ho, sử dụng chung bát đĩa,… Do vậy, khả năng lây nhiễm từ những người bị tràn dịch màng phổi do lao phổi là rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ lây lan sang người khác thì người bệnh cần tự cách ly điều trị bệnh triệt để.

Bệnh tràn dịch màng phổi có lây lan không?

Tràn dịch màng phổi do lao có khả năng lây bệnh

6. Mức độ nguy hiểm của tràn dịch màng phổi

– Tràn dịch màng phổi gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi người. Do chức năng hô hấp của phổi bị cản trở, lượng oxy bị thiếu hụt không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở và tức ngực.

– Mức độ nguy hiểm của bệnh tràn dịch màng phổi chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Trong đó, bao gồm nguyên nhân gây bệnh và mức độ tràn dịch.

– Người bị tràn dịch màng phổi do ung thư phổi rất khó để điều trị do bệnh có thể tái phát trở lại nhanh chóng sau khi đã hút dịch ở khoang phổi. Trong trường hợp tràn dịch màng phổi cấp hay ác tính có nguy cơ thiếu hụt oxy nuôi dưỡng thì phải điều trị kịp thời để tránh tử vong. Tránh tình trạng chủ quan không điều trị kịp thời khiến phổi bị nhiễm trùng.

– Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị bệnh tận gốc sẽ có nguy cơ dẫn các di chứng nguy hiểm như: Vôi hóa màng phổi, viêm mủ màng phổi, vôi hóa màng phổi,… và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong.

Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng tràn dịch màng phổi

Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện ho có đờm lâu ngày, đau tức ngực, khó thở thì nên thăm khám bác sĩ, chuyên gia y tế để tìm ra nguyên nhân sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng và điều trị bệnh tràn dịch màng phổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *