Nhận biết trẻ chậm nói như thế nào?
Cũng như các kỹ năng khác, việc phát triển ngôn ngữ có thể nhanh chậm khác nhau tùy từng đứa trẻ. Vậy như thế nào là trẻ chậm nói? Nguyên nhân dẫn đến nó là gì? Có nên can thiệp để giúp trẻ phát triển hay không? Chúng ta hãy tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Chậm nói là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ là một dạng rối loạn giao tiếp. Trẻ được coi như bị chậm phát triển ngôn ngữ nếu chúng không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi. Chúng có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân, hiểu và giao tiếp bằng lời nói với người khác.
2. Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Quá trình phát triển của một người bình thường nhu sau:
– Trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu chú ý đến những người xung quanh nói chuyện như nhìn, quay sang… Thể hiện giọng nói vui vẻ và không hài lòng có vẻ khác nhau (cười, khúc khích, khóc hoặc quấy khóc). Nói được nguyên âm như a, ba, bà…
– Trẻ từ 6 đến 9 tháng: Nói những từ mà không có nghĩa như ma ma, da da. Cố gắng giao tiếp bằng hành động hoặc cử chỉ, lặp lại âm thanh của những người xung quanh.
– Trẻ từ 9 tháng – 12 tháng: Trẻ nói được “e”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh. Nói từ đầu tiên khá rõ như bà, ba, bố…
– Trẻ từ 12 – 18 tháng: Trả lời các câu hỏi đơn giản không lời. Nói 2 đến 3 từ để gắn với một con vật hoặc một người (phát âm có thể không rõ ràng). Cố gắng bắt chước những từ đơn giản. Từ vựng từ 4 – 6 từ.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ như thế nào?
– Trẻ từ 18 – 23 tháng: Từ vựng 50 từ, phát âm thường không rõ ràng.
Biết tên các loại thực phẩm thông thường. Tạo ra âm thanh động vật, chẳng hạn như “moo”. Bắt đầu sử dụng đại từ, chẳng hạn như “của con”. Biết chào hỏi người khác.
– Trẻ từ 2 đến 3 năm: Bắt đầu nói rất nhiều, tự nói chuyện được khi chơi. Trẻ có thể đặt được những câu hỏi đơn giản, câu có đầy đủ chủ vị. Giọng nói ngày càng chính xác hơn, nhưng vẫn có thể để lại một câu cụt. Những người lạ có thể không hiểu nhiều những gì bé nói.
– Trẻ 3 – 4 năm: Xác định màu sắc. Sử dụng hầu hết các âm giọng nói, nhưng có thể làm sai lệch một số âm khó hơn, chẳng hạn như l, r, s, sh, ch, y, v, z, th. Những âm thanh này có thể không được làm chủ hoàn toàn cho đến khi 7 hoặc 8 tuổi. Người lạ có thể hiểu nhiều điều được nói. Có thể mô tả việc sử dụng các đồ vật, như “cái nĩa” hoặc “ô tô”.
– Trẻ từ 4 đến 5 năm: Hiểu các câu hỏi phức tạp. Giọng nói có thể hiểu được nhưng mắc lỗi phát âm các từ dài, khó hoặc phức tạp.
3. Biểu hiện của trẻ chậm nói
Những dấu hiệu cảnh báo con bạn có thể bị chậm nói như:
– Trẻ có thể có những dấu hiệu của chậm nói như 3-4 tháng tuổi mà không phát ra được âm thanh gừ gừ, không phản ứng với tiếng động mạnh.
– Đến 5 – 12 tháng:
+ Không quay đầu hoặc phản ứng lại những âm thanh phát ra.
+ Không quan tâm tới thế giới xung quanh.
+ Không giao tiếp được với người khác, không nói được bất cứ từ nào.
+ Không làm được những động tác đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu, gật đầu, chỉ tay.
+ Không hiểu và phản ứng lại với những điều người khác nói như “chào bé”, “không”, “bai bai”.
– Trẻ 15-18 tháng tuổi cần lưu ý khi thấy trẻ có những biểu hiện sau:
+ Không hiểu và phản ứng lại khi gia đình nói “không”, “dậy thôi”.
+ Không chỉ vào đồ vật khi được hỏi.
+ Không chỉ được những bộ phận cơ thể, vật mình thích khi bố mẹ hỏi.
+ Không hiểu được những từ đơn giản như “đừng sờ vào”…
+ Không nói được những từ đơn giản như “bà”, “mẹ”, “bế”…
Biểu hiện bất thường của trẻ chậm nói
– Trẻ 2 tuổi chú ý khi không tự nói ra được bằng lời mà chỉ nhại lại lời người khác, không dùng lời nói để giao tiếp. Hoặc không thực hiện được những cuộc giao tiếp đơn giản.
– Trẻ đến 3 tuổi:
+ Không nói được những câu đơn giản từ 2-4 từ.
+ Không biết đặt những câu hỏi đơn giản.
+ Lời nói không rõ ràng, gia đình không hiểu được những lời nói của trẻ.
– Trẻ 4 tuổi:
+ Không biết sử dụng những đại từ đơn giản như mẹ, con.
+ Không quan tâm hoặc ít tương tác với những đứa trẻ xung quanh.
+ Không hiểu người khác nói những câu ngắn hoặc chỉ dẫn đơn giản như “lấy giày”, “lấy nước”…
Tùy mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện của trẻ có thể khác nhau. Ba mẹ cần chú ý lắng nghe con mình để nhận biết trẻ chậm nói sớm nhất có thể. Chứ không nên có tư tưởng “rồi con sẽ biết nói hết” mà bỏ qua giai đoạn vàng để phát triển lại ngôn ngữ cho con nhanh nhất.
4. Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, có nhiều yếu tố góp phần vào việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Khiếm thính: Trẻ khiếm thính cũng thường bị chậm nói. Nếu trẻ không thể nghe được ngôn ngữ, việc học giao tiếp có thể khó khăn.
– Vấn đề về cơ miệng lưỡi: Vùng não kiểm soát các cơ có nhiệm vụ duy trì ngôn ngữ. Vì vậy trẻ có thể bị chậm nói nếu khó khăn trong việc phối hợp cử động của hàm, lưỡi và môi.
– Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng chứng tự kỷ thường ảnh hưởng đến giao tiếp.
Tự kỷ là một trong những nguyên nhiên của trẻ chậm nói
– Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ gây chậm phát triển ngôn ngữ. Chẳng hạn như chứng khó đọc, các khuyết tật học tập khác gây chậm phát triển ngôn ngữ trong một số trường hợp.
– Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những vấn đề này cũng có thể gây ra sự chậm phát triển ngôn ngữ như ba mẹ không quan tâm đến trẻ nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển ngôn ngữ.
5. Điều trị chứng chậm nói ở trẻ như thế nào?
Sau khi nhận thấy con mình có những dấu hiệu chậm nói, ba mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trong đó phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là học những lớp ngôn ngữ chuyên biệt để tăng khả năng nói chuyện và vốn từ vựng cho con. Bên cạnh đó, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng bao gồm:
– Nói chuyện với trẻ nhiều hơn: Hãy nói chuyện với trẻ và hỏi những câu đơn giản cho trẻ trả lời. Kiên nhẫn đợi con nói.
– Không bắt chước ngôn ngữ của con: Trẻ thường nói ngọng, phát âm không chuẩn nên ba mẹ không nên bắt chước cách nói của con. Điều này sẽ gây ngọng nhiều hơn và trở nên khó sửa hơn.
Khuyến khích con nói chuyện với người khác
– Cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn khác: Những bạn cùng tuổi sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp hơn. Khuyến khích con chơi với người khác cũng là một cách phát triển ngôn ngữ của trẻ.
– Luôn trả lời con: Không lơ là khi con muốn nói chuyện. Khi con giao tiếp bằng hành động bằng cử chỉ, hãy đón những vật bé đưa và nói chuyện lại. Bé muốn nhận lại đồ cần giao tiếp lại, khuyến khích trẻ hành động. Đây là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
– Không được gượng ép: Tuy nhiên không nên lúc nào cũng bắt trẻ nói, cũng đừng quên khen ngợi hoặc vỗ tay khi con trả lời bạn bằng từ ngữ.
6. Ngăn ngừa trẻ chậm nói
Có thể không ngăn chặn được tất cả các trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ và không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được tình trạng khiếm thính và khuyết tật học tập. Tuy nhiên có một số biện pháp dưới đây để tăng khả năng giao tiếp của trẻ:
– Nói chuyện với con bạn ngay từ khi chúng được sinh ra.
– Hát cho con bạn nghe, ngay cả khi chúng còn nhỏ.
Những điều này có thể giúp con cảm thấy vui vẻ, hoạt ngôn hơn khi sinh ra vì ngay ở trong bụng mẹ, thai nhi cũng có thể hiểu được những gì bố mẹ muốn truyền đạt.
– Đáp lại tiếng bập bẹ của con bạn khi chúng còn nhỏ. Trả lời câu hỏi của con bạn. Khi không đáp lại những tiếng nói đầu tiên có thể khiến bé có cảm giác không được quan tâm rồi tự thu mình lại ít nói hơn.
– Đọc to cho con bạn nghe. Trẻ con có thói quen bắt chước, khi thấy chúng ta nói giao tiếp thoải mái con sẽ cảm thấy tự tin mà nói chuyện hơn với người khác.
Ngăn ngừa trẻ chậm nói
Trên đây là thông tin cơ bản về trẻ chậm nói. Mong rằng chúng có thể giúp ích cho bạn. Điều quan trọng là cần can thiệp khi trẻ có những dấu hiệu sớm để việc cải thiện đạt hiệu quả tốt nhất.