Trẻ ngủ không ngon giấc
Trẻ sơ sinh khi ngủ hay rướn người, vặn mình, không sâu giấc là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong vài giây, cha mẹ không cần lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục, cha mẹ cần lưu ý tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục, giúp trẻ ngủ ngon giấc.
1. Nguyên nhân gây bệnh
1.1 Trẻ ngủ vặn mình do sinh lý
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như:
– Những tác động từ môi trường dù chỉ là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nơi ngủ sáng quá, không thoải mái, không ấm áp, quá nhiều tiếng ồn xung quanh,…là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ ngủ hay vặn mình. Cha mẹ cần chú ý đến những điều này trước khi xem xét nguyên nhân khác.
– Trẻ bú quá no hoặc đang đói bụng: dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bú chỉ được một lượng sữa rất nhỏ. Vì vậy trẻ rất nhanh đói hoặc no, mẹ cần lưu ý để trẻ không bị quá đói hoặc quá no.
– Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện, trẻ thường vặn mình, rướn người, gồng mình để tống chất thải ra ngoài.
– Tã bị ướt: do trẻ đi tiểu nhiều mà mẹ chưa kịp thay tã khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu nên hay vặn mình. Cha mẹ cần lưu ý thay tã cho trẻ thường xuyên để trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
– Mẹ quấn khăn quanh người trẻ quá chật: các mẹ thường quấn khăn quanh người để trẻ có giấc ngủ sâu hơn, tuy nhiên nếu quấn khăn quá chật, bé sẽ thấy khó chịu nên có phản xạ vặn mình, gồng mình.
Trẻ sơ sinh ngủ thường hay vặn mình, gồng mình do mẹ quấn khăn quá chặt
Giải mã được lý do tại sao trẻ hay rướn người khi ngủ, bố mẹ sẽ biết được mình cần phải làm gì để cải thiện các triệu chứng này ngay lập tức.
1.2 Trẻ ngủ vặn mình do bệnh lý
Trẻ ngủ hay rướn người cũng là gấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm:
– Bệnh lý phổ biến nhất khiến trẻ giật mình khi ngủ là tình trạng trào ngược dạ dày.
– Các bệnh lý về gan gây sản sinh bilirubin quá mức có thể dẫn đến tổn thương não bộ và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
– Hạ canxi huyết: tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi nồng độ canxi trong máu giảm, thường có các biểu hiện kích động, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, vặn mình và rướn người khi ngủ.
– Khi trẻ bị côn trùng đốt, khiến da bị ngứa, nóng rát cũng dẫn đến tình trạng ngủ không yên giấc ở trẻ.
Côn trùng đốt khiến trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc
Khi tình trạng trẻ ngủ hay rướn người kéo dài, đã điều trị tại nhà nhưng chưa khỏi, cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để hỏi ý kiến chuyên ra. Không được tự ý điều trị bằng thuốc.
2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ vặn mình?
Khi ngủ trẻ bị giật mình hay vặn mình, dù là nguyên nhân do sinh lý hay bệnh lý thì cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, trẻ ngủ không sâu giấc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để hạn chế tình trạng này xảy ra:
– Đảm bảo không gian yên tĩnh khi trẻ ngủ, môi trường thoải mái, nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ sơ sinh, không quá nóng hoặc quá lạnh.
– Cho trẻ ăn vừa đủ, không nên ăn quá no hoặc đói.
– Sử dụng các loại bỉm có kích cỡ và độ thấm hút phù hợp với trẻ, chú ý thay bỉm thường xuyên. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái để có giấc ngủ ngon hơn.
– Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, giặt giũ chăn nệm thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
– Khi thấy trẻ giật mình khi ngủ, mẹ có thể bế trẻ vào lòng hát ru, vỗ về, âu yếm, vuốt ve để trẻ có cảm giác an toàn, sẽ ngủ ngon hơn.
– Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng, ánh nắng mặt trời có tác dụng tổng hợp vitamin D tự nhiên qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho một cách tốt nhất.
Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ
– Bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho mẹ và bé: mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ,…để bổ sung canxi cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.
– Cha mẹ nên chú ý đến cảm xúc của trẻ: hiện tượng vặn mình có thể còn là cách trẻ biểu hiện cảm xúc của mình như khó chịu, ngứa ngáy, đói, mệt,…Cha mẹ nên quan tâm đến cảm xúc của trẻ để tạo môi trường cho trẻ thoải mái hơn.
– Thường xuyên kiểm tra vùng nhạy cảm của trẻ: khi trẻ quấy khóc, khó chịu, ngủ không yên giấc,…cha mẹ nên để ý vùng nhạy cảm của trẻ có bị hăm, viêm, mẩn đỏ hay không. Nếu xuất hiện một số vấn đề bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
– Lưu ý cha mẹ không nên sử dụng các mẹo dân gian để chữa trị cho trẻ như xông hơi, đắp lá,…điều này dễ ảnh hưởng không tốt đến làn da, sức khỏe của trẻ.
Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ cha mẹ biết được cách chăm trẻ chu đáo hơn, bất kể khi nào có bất thường diễn ra, đều có thể bình tĩnh xử trí, biết được cần phải làm như thế nào.