Hiện nay, số người mắc bệnh trĩ ngày càng nhiều
Theo thống kê, hiện nay, số người mắc các triệu chứng và được chẩn đoán trĩ ngoại đang ngày càng tăng. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu trĩ ngoại là gì? Phân biệt với trĩ nội như thế nào? Và các cách điều trị an toàn, hiệu quả nhé!
I. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Trĩ là bệnh lý mà nguyên nhân do thay đổi ở cấu trúc ống hậu môn gây nên. Khi đó, các tĩnh mạch hậu môn hay trực tràng bị chèn ép hoặc bị tăng áp lực làm phồng lên quá mức gây ra các búi trĩ. Bệnh trĩ có 2 triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu và sa búi trĩ. Ngoài ra, còn gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc sưng hậu môn.
Cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại chủ yếu dựa vào vị trí của búi trĩ. Nếu lấy đường lược hậu môn làm chuẩn thì cách phân biệt như sau:
– Trĩ nội: Búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn, tức là bên trên đường lược, thường khó phát hiện ở những giai đoạn đầu.
– Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành từ khoang cạnh hậu môn dưới da, tức là bên dưới đường lược, dễ dàng cảm nhận được do búi trĩ lòi ra ngoài.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
II. Trĩ ngoại là gì?
1. Khái niệm
Trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ phồng to, xơ cứng, thường có màu sẫm và thường dễ dàng cảm nhận được do chúng lòi ra ngoài hậu môn. Dấu hiệu thường gặp nhất là cảm giác khó chịu, đau đớn khi đi lại đặc biệt là khi đại tiện. Các búi trĩ này dễ bị phù nề, viêm nhiễm do nằm ngay ở nếp gấp cửa hậu môn, để càng lâu nguy cơ nhiễm trùng huyết càng cao.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nếu như trước đây, người cao tuổi là đối tượng thường gặp nhất thì ngày nay bệnh nhân mắc trĩ ngoại đang ngày càng trẻ hóa.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, ăn uống. Chúng bao gồm:
– Táo bón mạn tính: Là hiện tượng khó đi ngoài trong một thời gian dài. Khi đại tiện, thường rặn mạnh hết sức, gây chèn ép và giãn nở tĩnh mạch hậu môn dẫn đến hình thành búi trĩ.
– Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh trĩ ngoại chủ yếu gặp ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ, ít ăn rau xanh hoa quả, lười uống nước hoặc hay ăn đồ ăn cay, nóng,… Những thói quen này đều dẫn đến hiện tượng táo bón, nguyên nhân hàng đầu gây trĩ.
– Đại tiện sai cách: Ngày nay, nguyên nhân này đang trở nên ngày càng phổ biến do thói quen đi đại tiện không tốt như đại tiện lâu do mải chơi game, đọc báo, rặn mạnh khi đại tiện,…
Đại tiện sai cách là nguyên nhân dẫn đến trĩ
– Ngồi lâu, lười vận động hoặc đứng trong thời gian dài: Xảy ra chủ yếu ở nhân viên văn phòng hoặc các công việc như phục vụ, tiếp đón khách,… Việc đứng, ngồi lâu hay lười vận động làm cho vùng hậu môn phải chịu áp lực từ phần trên của cơ thể trong thời gian rất dài, lâu dần gây nên trĩ.
– Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh thường:
+ Ở phụ nữ mang thai, kích thước tử cung và thai nhi lớn gây chèn ép vùng chậu và hậu môn.
+ Phụ nữ sau đẻ thường có nguy cơ mắc trĩ cao do phải rặn mạnh và lâu trong quá trình sinh nở khiến hậu môn bị giãn ra, tổn thương và gây trĩ.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai
– Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây trĩ. Việc thực hiện các động tác không đúng cách, thô bạo và thường xuyên làm giãn căng hoặc tổn thương hậu môn. Hậu quả là có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có trĩ.
– Tuổi cao là yếu tố tăng thêm nguy cơ mắc bệnh trĩ . Tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút và chức năng hậu môn cũng kém đi nhiều do đó dễ bị tổn thương và hình thành bệnh.
3. Phân loại
Trĩ ngoại thường được chia thành 4 cấp độ. Cụ thể:
– Độ 1: Búi trĩ có kích thước nhỏ như hạt đậu. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, đau rát, sưng phồng khó chịu. Búi trĩ càng sưng, cảm giác đau rát càng nhiều. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp thích hợp sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cao và tiết kiệm đáng kể tiền bạc cũng như công sức.
– Độ 2: Kích thước búi trĩ bắt đầu tăng lên, gây cảm giác cộm, khó chịu vùng hậu môn. Cảm giác đau rát ở giai đoạn này tăng lên và xảy ra hiện tượng xuất huyết sau khi đi vệ sinh.
Ở cấp độ này, búi trĩ xuất tiết chất dịch có mùi tanh hôi. Nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nguy cơ gây viêm nhiễm rất cao, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
– Độ 3: Búi trĩ phát triển to ra, không chỉ thấy bằng mắt thường, bệnh nhân có thể dễ dàng sờ thấy búi trĩ. Giai đoạn này triệu chứng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn, xuất hiện thành giọt hoặc tia ngày càng nhiều.
Lúc này, mức độ nguy hiểm tăng lên do có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch hay tắc mạch búi trĩ, làm gia tăng cảm giác đau đớn ở người bệnh.
– Độ 4: Cấp độ này cơn đau và tình trạng xuất huyết xảy ra với tần suất và mức độ ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu là nữ giới, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa do viêm nhiễm đáng cảnh báo.
Các giai đoạn của trĩ ngoại
III. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại hiện nay
1. Cách giảm triệu chứng khó chịu tại nhà đơn giản, hiệu quả
Chườm đá
Dùng vài viên đá đã được bọc bởi 1 lớp khăn hoặc vải sạch chườm lên vùng tổn thương đã được vệ sinh sạch trước đó. Đây là phương pháp giảm đau hữu hiệu, đồng thời giúp giảm sưng tấy, dịu nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Chú ý không nên lạm dụng bằng cách chườm quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh và tổn thương vùng da bệnh.
Chườm đá giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Lá vông
Lá vông từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Cách làm như sau: Lấy 5-6 lá rửa thật sạch với nước muối, hơ trên bếp lửa đến nóng sau đó đắp vào vùng hậu môn.
Củ nghệ
– Với thành phần Curcurmin có tác dụng giảm đau, chống viêm, nghệ được xem là bài thuốc hiệu quả trong việc làm giảm cảm giác khó chịu đau đớn do trĩ.
– Cách làm như sau: Lấy 1 củ nghệ, khoảng 1 nắm rau diếp cá, 2-3 quả sung và 1 ít muối. Làm sạch nguyên liệu sau đó đun sôi với khoảng 1.5 lít nước. Nước sau đun đem xông hơi hậu môn trong khoảng 15 -20 phút.
Bài thuốc điều trị trĩ ngoại bằng nghệ
Lá trầu không
Lá trầu không chứa thành phần kháng sinh nên có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh. Đun nước với khoảng 10 lá trầu, sau đó để nguội bớt rồi ngâm trực tiếp hậu môn khoảng 10-15 phút.
Khoai lang
Chứa lượng lớn chất xơ, do đó việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, giảm áp lực vùng hậu môn, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng trĩ ngoại.
Nha đam
Nha đam có chứa enzym Bradykinase có tác dụng chữa lành vết thương và kháng viêm rất tốt. Lấy phần gel bên trong lá, thoa trực tiếp lên búi trĩ sẽ mang lại cảm giác mát dịu, nhẹ nhàng. Chú ý, trước khi thoa, vùng hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nha đam dùng trong điều trị trĩ ngoại
Ngải cứu
Nước lá ngải cứu đun sôi, thêm 1 ít muối. Sau đó, để nguội bớt rồi ngâm trực tiếp vùng tổn thương trong khoảng 15-20 phút. Tác dụng giảm sưng tấy và chống viêm mạnh của lá ngải cứu sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác dễ chịu, khoan khoái.
Các cách khác
+ Ngồi đệm êm hoặc thảm thay cho các bề mặt cứng sẽ giảm cảm giác đau nhức và hạn chế hình thành các búi trĩ mới.
+ Mặc quần thoải mái, rộng rãi sẽ làm tăng cảm giác dễ chịu do không đè nén, gây áp lực lên búi trĩ.
+ Tư thế ngồi xổm khi đại tiện cũng giúp hạn chế tổn thương vùng hậu môn, ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hơn.
2. Một số lưu ý khi điều trị trĩ ngoại tại nhà
Các phương pháp dân gian trên chỉ sử dụng khi bệnh trĩ đang ở giai đoạn đầu, còn nhẹ, khi các triệu chứng chưa quá phức tạp. Khi áp dụng các phương pháp trên cần:
– Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, lựa chọn bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.
– Phải kiên trì thực hiện mới cho kết quả như mong muốn.
– Vệ sinh hậu môn và vùng tổn thương xung quanh sạch sẽ ngày 2-3 lần để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước… để cải thiện tình trạng táo bón.
– Vận động, thể dục thể thao, đi lại nhẹ nhàng. Tránh hoạt động mạnh, lao động hoặc mang vác nặng.
– Xây dựng thói quen đại tiện vào cùng một thời điểm mỗi ngày, đặc biệt không được nhịn đại tiện.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón, phòng bệnh hiệu quả
Khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nếu bệnh đã ở độ 3,4 hoặc các biểu hiện chuyển nặng để tránh được các biến chứng nguy hiểm.
3. Điều trị Tây y
Khi bệnh nặng, không thể khỏi khi sử dụng các thảo dược đông y, cần sử dụng các thuốc tây y giúp khắc phục bệnh nhanh hơn. Việc dùng thuốc trong điều trị trĩ phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Chúng được chia ra làm 2 nhóm chính, bao gồm:
– Các dạng thuốc uống: Tác dụng tăng tính bền vững thành mạch, giảm đau, giảm sưng tấy, cầm máu, chống táo bón và làm mềm phân như Paracetamol, Ibuprofen, Vitamin C, Daflon,…
– Các dạng thuốc bôi hoặc đặt: Tác dụng làm mềm mại, dễ chịu, giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng tấy, sát khuẩn,… như kem bôi Hydrocortison, Titanoreine,…
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp Tây y
4. Điều trị ngoại khoa
Sử dụng can thiệp ngoại khoa chỉ khi bệnh ở những giai đoạn cuối, có triệu chứng nhiễm trùng nặng, lở loét hoặc búi trĩ sưng to. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt trĩ, đốt, thắt dây thun,… Nhưng phương pháp hay dùng nhất là cắt trĩ, vì giảm được đau đớn cho bệnh nhân sau phẫu thuật do vùng hậu môn là nơi nhạy cảm, có nhiều dây thần kinh thụ cảm. Việc can thiệp ngoại khoa phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Cắt bỏ phần búi trĩ và lớp da bên ngoài.
– Giữ lại lớp cơ thắt trong bên dưới.
– Khâu hoặc để hở 2 mép vết thương. Khâu dọc hoặc ngang tùy thuộc vào kích thước của búi trĩ.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh trĩ
Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng về bệnh trĩ ngoại cũng như cách điều trị hiệu quả. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức và hiểu đúng về bệnh trĩ ngoại!