Ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có triệu chứng gì? Hãy cùng chuyên gia Dược Điển Việt Nam giải đáp tất cả vấn đề về ung thư dạ dày giai đoạn đầu trong bài viết sau.
1. Ung thư dạ dày có bao nhiêu giai đoạn?
Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính khá phổ biến hiện nay, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư dạ dày bao gồm 5 giai đoạn chính:
– Giai đoạn 0 (hay còn gọi là giai đoạn sớm): Lúc này, tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày tuy nhiên chưa lây lan ra các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa xuất hiện.
– Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày, kèm theo xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn như đau bụng, buồn nôn,….
– Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư đã dần dần lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của ung thư dạ dày và có tỷ lệ tử vong cao. Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể.
Các giai đoạn của ung thư dạ dày
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là giai đoạn khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Khi đó, kích thước khối u thường rất nhỏ, khoảng vài mm đến 7cm. Do đó, hầu như khối u không gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
Cũng chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng không rõ rệt và hầu hết các trường hợp được phát hiện khi các tế bào ung thư đã di căn trong cơ thể.
Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ, tránh trường hợp xấu bệnh tiến triển thành ung thư. Một số triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày giai đoạn đầu như:
Chướng bụng đầy hơi
Theo thống kê, có tới trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu. Triệu chứng này cảm nhận được rõ nhất khi bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh và mất dần khi hoạt động thể chất hoặc làm việc. Tình trạng này kéo dài làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn và cơ thể mệt mỏi.
Đau tức vùng thượng vị (vùng trên rốn)
Đây là dấu hiệu điển hình cảnh báo của hầu hết các bệnh lý ở dạ dày, bao gồm cả ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Cơn đau diễn ra dai dẳng, âm ỉ hoặc dữ dội khiến bệnh nhân rất khổ sở. Nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan cho rằng đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, để có thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến cơn đau có phải là triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu hay không, cần đến các phòng khám chuyên khoa để nội soi và làm xét nghiệm kiểm tra một cách kỹ càng.
Ợ chua, ợ nóng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không mấy dễ chịu này là do sự bài tiết quá nhiều acid trong dịch vị dạ dày, dẫn đến dư thừa và trào ngược. Ợ chua, ợ nóng khiến cho người bệnh ăn không ngon, cảm thấy bỏng rát ở cổ họng và cần uống thuốc giảm tiết acid dạ dày để thuyên giảm triệu chứng này.
Sút cân, mệt mỏi
Hầu như, bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và xuất hiện kết hợp các triệu chứng trên. Đồng thời, cân nặng của người bệnh có xu hướng giảm bất thường mà không cần trải qua một nỗ lực cố gắng ăn kiêng hoặc tập luyện nào. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển, có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong khoảng 3 tháng.
Chính tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể người bệnh bị suy nhược rất nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển mạnh trong khi cơ thể dần dần không còn đủ sức chống đỡ.
Xuất huyết đường tiêu hóa
Đây là một biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày và đồng thời là triệu chứng báo hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Bệnh nhân bị nôn hoặc đi ngoài ra máu, phân đen. Đồng thời, khối u trong dạ dày cũng cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, tắc và hoại tử,…
Do vậy, ngay khi có một trong các dấu hiệu nói trên, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế và phòng khám chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
3. Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Theo các chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa, để có thể phát hiện sớm ung thư dạ dày thì cách tốt nhất là sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày.
Việc khám sàng lọc được thực hiện trên những bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng. Hiện nay, ở một số nước phát triển như Nhật Bản, nơi mà ung thư dạ dày là một bệnh khá phổ biến thì việc sàng lọc trên diện rộng có thể góp phần phát hiện sớm bệnh lý ung thư dạ dày.
Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u, sinh thiết tổn thương nghi ngờ,…
Các xét nghiệm được sử dụng giúp chẩn đoán xác định và phân loại giai đoạn ung thư dạ dày nhằm hỗ trợ bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị chính xác nhất.
– Nội soi dạ dày – ruột: Phương pháp này cho phép quan sát được trực tiếp khu vực quan tâm. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán. Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện ung thư giai đoạn sớm, phát triển ở lớp niêm mạc phủ trên hay dưới của ống tiêu hóa.
– Sinh thiết: Các bác sĩ làm sinh thiết trong khi nội soi bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ một khu vực quan sát thấy bất thường của dạ dày. Sau đó, bác sĩ quan sát mô đó dưới kính hiển vi. Khi các bác sĩ đã chẩn đoán xác định, sẽ tiến hành làm các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán giai đoạn.
– Chụp dạ dày cản quang kép: Đây là phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng độ chính xác kém.
Tầm soát ung thư dạ dày, được khuyến khích nên thực hiện định kỳ, đặc biệt là giai đoạn sau 50 tuổi. Đồng thời, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì các thành viên còn lại nên định kỳ thực hiện tầm soát ngay từ sớm để phát hiện bệnh và đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
Ung thư dạ dày nếu phát hiện khi đang ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ mang lại kết quả khả quan, tích cực nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Cần làm gì khi bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu?
4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày
Hiện nay, tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày ngày càng tăng cao. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao:
– Người nhiễm vi khuẩn HP: Theo thống kê, khoảng 65 – 80% số bệnh nhân ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Đây là vi khuẩn này gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, người nhiễm H.P rất dễ tiến triển thành ung thư dạ dày.
– Người nghiện thuốc lá: Như chúng ta đã biết, hút thuốc không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà còn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc hút thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 40% và thậm chí là 82% ở người nghiện thuốc nặng.
– Béo phì: Đây cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản thường hay xảy ra ở những người thừa cân. Theo báo cáo khoa học, những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người bình thường.
– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày: Nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác thường sẽ cao gấp 2 – 4 lần so với người không có người thân mắc bệnh.
– Ăn uống không khoa học: Những người thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dạ dày, bao gồm cả ung thư dạ dày.
5. Lời khuyên từ chuyên gia về cách phòng ung thư dạ dày
Để chủ động phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày, cần chú ý tuân thủ thực hiện một lối sống lành mạnh kèm theo một chế độ ăn uống khoa học:
– Tránh ăn thực phẩm muối chua: Những loại thực phẩm được chế biến bằng cách lên men như dưa muối, cà muối, kim chi, cải chua,… thương chứa nhiều chất nitrit và amin thứ cấp. Các chất này khi được đưa vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành chất Nitrosamines cực độc và là nguyên nhân khởi phát bệnh ung thư.
– Từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, các chất kích thích,… Đây đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày. Do đó, hãy từ bỏ chúng để nâng cao sức khỏe bản thân và tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Như chúng ta đã biết, một chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì sử dụng các thức ăn nhanh, chế biến sẵn hãy ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng. Cần bổ sung thêm rau củ quả tươi, chất xơ để tăng cường sự hấp thu của protein, góp phần phòng ngừa ung thư hiệu quả.
– Thực hiện lối sống lành mạnh: Đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 11h tối, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng kéo dài. Đồng thời, nên tập thể dục hằng ngày, giữ cho tinh thần vui vẻ để giữ cho bản thân khỏe mạnh, ngăn ngừa căn bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.
– Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Trên đây là một số chia sẻ về ung thư dạ dày giai đoạn đầu và các biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn đọc còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!