Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một loại ung thư đầu cổ, các tế bào phân chia và nhân lên bất thường không thể kiểm soát ở vùng vòm họng – nằm ở vị trí cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm như thế nào? Có chữa khỏi được không?
I. Tổng quan về ung thư vòm họng
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất của ung thư đầu cổ và đứng thứ 5 trong những loại ung thư gặp ở Việt Nam. Ung thư vòm họng liên quan đến thanh quản, dây thanh quản và các bộ phận khác trong cổ họng.
Ung thư vòm họng chia thành 2 loại chính, bao gồm:
– Ung thư hầu họng: phát triển trong yết hầu (ống rỗng kéo dài từ mũi đến đầu khí quản), gồm 3 loại nhỏ như ung thư phần trên (nasopharynx cancer), phần giữa (oropharynx cancer) và phần dưới (hypopharynx cancer) cổ họng.
– Ung thư thanh quản: hình thành trong thanh quản.
Ung thư vòm họng là gì?
2. Các giai đoạn của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng chia thành 5 giai đoạn, cụ thể như sau:
– Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, khối u nằm ở lớp tế bào trên cùng của phần cổ họng bị bệnh.
– Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm, chỉ xuất hiện ở phần cổ họng nơi bắt đầu.
– Giai đoạn 2: Khối u kích thước lớn hơn, từ 2 – 4 cm hoặc đã phát triển thành 1 khu vực xung quanh.
– Giai đoạn 3: Khối u phát triển lớn hơn 4 cm hoặc phát triển thành cấu trúc trong cổ họng hoặc đã di căn sang hệ bạch huyết.
– Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng nhất, khối u đã di căn sang các cơ quan khác ở xa.
Khi ở giai đoạn đầu khả năng điều trị càng cao, do đó cần chú ý các triệu chứng sớm để được thăm khám và phát hiện sớm.
II. Nguyên nhân gây bệnh
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở nam giới cao hơn nữ giới do một số thói quen trong lối sống. Bao gồm:
– Thường xuyên hút thuốc lá, uống quá nhiều bia rượu: hóa chất trong những thứ này có thể làm tổn hại đến DNA trong tế bào.
– Không vệ sinh răng miệng cẩn thận.
– Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc chế độ ăn nhiều cá và thịt ướp muối, dưa khú, nước mắm chứa nitrosamin có liên quan đến ung thư vòm họng và ung thư đường tiêu hóa.
– Di truyền: một số người thừa hưởng các DNA đột biến từ cha mẹ có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư.
Các nhà khoa học cho biết rằng, ung thư vòm họng liên quan chặt chẽ đến virus Epstein-Barr (EBV) hoặc virus Papilloma (HPV) ở người. Tuy nhiên, người bình thường có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả đều mắc ung thư vòm họng. Ung thư vòm miệng có thể xảy ra do DNA từ virus ảnh hưởng đến các tế bào ở vòm miệng khiến chúng phát triển và phân chia bất thường, gây nên ung thư.
Còn HPV là loại virus lây qua đường tình dục, nó có thể lây nhiễm vào miệng và cổ họng, là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư hầu họng (Trung tâm Điều trị ung thư Hoa Kỳ).
Virus EBV là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có lây không? Có nguy hiểm không?
Với mức nguy hiểm của ung thư vòm họng nhiều người lo ngại rằng ung thư vòm họng có lây từ người này sang người khác. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ung thư vòm họng không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây. Tuy nhiên, virus HPV có thể gián tiếp gây bệnh nếu quan hệ tình dục không an toàn.. Do đó, để bảo bảo an toàn tránh quan hệ tình dục bằng miệng và đeo bao cao su trong khi giao hợp là điều cần thiết.
Nếu được phát hiện sớm, ung thư vòm họng có tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 70%.
Căn bệnh này không thể chữa khỏi khi các khối u đã di căn đến các bộ phận khác ngoài cổ và đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm thấp chỉ còn 10 – 40%.
III. Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Ung thư vòm họng đa số được phát hiện muộn do tính chất phát triển âm thầm, dấu hiệu nhận biết không đặc thù, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Cùng với đó vòm họng không dễ tiếp cận, ở sâu khó nhận ra các triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 3 – 6 tháng. Những dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường dựa vào những cơ quan lân cận, bao gồm:
1. Họng đau rát, thay đổi giọng nói như khản tiếng
Triệu chứng này chứng tỏ khối u đang phát triển ảnh hưởng đến các tế bào lành và chén ép sang các cơ quan khác.
Khi khối u chèn vào hạch bạch huyết dẫn đến đau rát khi nuốt nước bọt. Vài ngày sau, dấu hiệu này trở nên nặng hơn và bắt đầu khản tiếng. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp thông thường như đau họng, cảm cúm,…
Tuy nhiên, ung thư vòm họng chỉ đau 1 bên cổ họng, nặng dần và điều trị bằng thuốc không đỡ. Do đó, nếu thời gian kéo dài trên 3 tuần không hết đau họng nên đến khám tại các cơ sở y tế để có thể tầm soát bệnh.
Đau họng: dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng
2. Ngạt mũi
Dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng là một bên mũi bị ngạt, lúc đầu ngạt ngắt quãng, cùng với chảy máu mũi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do đau họng ảnh hưởng đến các cơ quan khác ở đường hô hấp trên, suy giảm hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.
3. Ho có đờm
Ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và kéo dài dai dẳng, có thể ho ra máu. Các thuốc trị ho, cảm cúm chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhất thời.
4. Đau đầu
Cơn đau đầu có tính chất âm ỉ, không liên tục, xuất hiện từng cơn. Dấu hiệu này chỉ thoáng qua và ở mức độ nhẹ nên ít người quan tâm đến.
5. Ù tai
Ù 1 bên tai, có cảm giác bên tai có tiếng ve kêu.
6. Nổi hạch
Một dấu hiệu khác của ung thư vòm họng là nổi hạch khi tổn thương đến các vị trí lân cận. Hạch xuất hiện ở vùng cổ, dưới cằm có thể cảm nhận dễ dàng bằng cách sờ. Triệu chứng đau họng không mất đi do đó khiến hạch to lên, tạo cảm giác đau nhức.
Nổi hạch bất thường trong ung thư vòm họng
Những dấu hiệu trên tương tự với các bệnh đường hô hấp, tuy nhiên nó có tính chất tập trung ở 1 bên cổ họng, triệu chứng không thuyên giảm khi sử dụng thuốc. Những đối tượng có nguy cơ cao nên theo dõi sức khỏe và thăm khám nếu các dấu hiệu trên kéo dài và trở nặng.
IV. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu
1. Thăm khám
Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh trong gia đình. Nếu như gặp phải các triệu chứng đau họng, khản tiếng, ho dai dẳng, không cải thiện thì họ nghi ngờ đến ung thư vòm họng. Hầu hết bệnh nhân có khối u ở cổ khi đã di căn đến hạch bạch huyết và chứng có thể cảm nhận thấy ở vùng cổ.
2. Nội soi cổ họng
Để biết chính xác có phải ung thư vòm họng hay không, các bác sĩ tiến hành nội soi mũi họng bằng một ống mềm, có đèn và đặt vào miệng hoặc mũi. Khi khối u phát triển làm tổn thương các tế bào lành khiến chúng sưng lên. Chính vì vậy, nội soi cổ họng có thể xác định được vị trí và kích thước khối u.
Nếu kết quả bất thường các bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết bằng cách lấy một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.
3. Chụp X quang, MRI
Các xét nghiệm bằng hình ảnh cũng có thể phát hiện ung thư vòm họng và xác định xem đã di căn hay chưa. Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang ngực, CT, MRI hoặc siêu ẩm cổ.
Ngoài ra, một số xét nghiệm cần thực hiện, bao gồm:
– Thử nghiệm EBV hoặc HPV.
– Công thức máu toàn bộ và xét nghiệm máu khác.
Hình ảnh ung thư vòm họng
V. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Việc điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Vị trí khối u.
– Giai đoạn của bệnh.
– Sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
1. Phẫu thuật
Nếu khối u trong cổ họng nhỏ, có thể tiến hành cắt bỏ khối u. Có thể sử dụng phẫu thuật nội soi, đa phần phẫu thuật để cắt bỏ một khối u ở vòm họng hoặc các hạch bạch huyết ung thư ở cổ. Tuy nhiên, phẫu thuật thường không được sử dụng do tính chất nguy hiểm, đặc biệt những vị trí khối u gần mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn và các bộ phận khác.
2. Xạ trị
Xạ trị là sử dụng tia X để diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đây là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Hiện nay, có phương pháp xạ trị điều biến liều IMRT cung cấp bức xạ liều cao trực tiếp vào khối u, giảm thiểu tổn thương đến các mô lân cận. Phương pháp này ít tác dụng không mong muốn và biến chứng so với bức xạ thông thường.
Xạ trị – Điều trị ung thư vòm họng
3. Hóa trị
Trong trường hợp khối u lớn hơn và đã di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác, có kết thể hợp xạ trị và hóa trị. Hóa trị là sử dụng các thuốc tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của các tế bào u ác tính góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ngoài các phương pháp điều trị chính kể trên, có thể kết hợp với thuốc sinh học tác động đến hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh trong ung thư vòm họng giai đoạn muộn, bao gồm cetuximab, nivolumab và pembrolizumab.
VI. Cải thiện sức khỏe cho người mắc ung thư vòm họng
Cách tốt nhất để cải thiện bệnh là học cách giữ cho tâm trạng lạc quan, thoải mái, cùng với xây dựng lối sống lành mạnh,… Cụ thể như sau:
– Không hút thuốc là, bia rượu và các thức uống có gas.
– Không ăn thức ăn mặn hoặc được ướp muối, lên men như dưa, cà muối,…
– Tăng cường sức đề kháng bằng tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, chạy bộ,…
– Ung thư vòm họng nên ăn những thức ăn lỏng dễ nuốt, đầy đủ và cân đối dinh dưỡng.
Tiên lượng của bệnh ung thư vòm họng xấu, nếu biết càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt. Chính vì vậy, cần quan sát những dấu hiệu của ung thư giai đoạn sớm để chẩn đoán sớm nhất và lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời.