Vaccin ung thư cổ tử cung
Hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến virus u nhú papillomavirus (HPV) ở người. Việc tiêm chủng rộng rãi vaccin này có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung và các bệnh khác do HPV trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về vaccin ung thư cổ tử cung và có liên tiêm hay không?
I. Vaccin ung thư cổ tử cung (HPV) là gì?
Virus gây ung thư cổ tử cung
Theo thống kê, ở Mỹ có khoảng 13 triệu người Mỹ bị nhiễm HPV mỗi năm. Trong khi đó ở Việt Nam là 700 – 800 triệu người, chiếm khoảng 11-12% dân số.
HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus, trong số này có hơn 40 loại lây lan qua đường tinh dục. HPV có thể gây ra một số loại ung thư như:
– Cổ tử cung, âm đạo và âm hộ ở phụ nữ.
– Dương vật ở nam giới.
– Hậu môn ở cả phụ nữ và nam giới.
– Phía sau cổ họng (được gọi là ung thư hầu họng), bao gồm cả đáy lưỡi và amidan, ở cả nam và nữ.
Có 2 loại vacxin giúp ngăn ngừa lây nhiễm HPV gây bệnh thường được sử dụng rộng rãi là:
– Gardasil: Nó ngăn ngừa nhiễm trùng với chín loại HPV sau:
+ HPV loại 6 và 11, gây ra 90% mụn cóc sinh dục.
+ HPV loại 16 và 18, hai loại HPV nguy cơ cao gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và tỷ lệ phần trăm của một số loại ung thư khác.
+ HPV loại 31, 33, 45, 52 và 58, những loại HPV nguy cơ cao, chiếm thêm 10% – 20% các trường hợp ung thư cổ tử cung .
– Cervarix: Giúp ngăn ngừa lây nhiễm các loại 16 và 18.
Các nghiên cứu dài hạn về hiệu quả của vắc xin vẫn đang được tiến hành sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thời gian bảo vệ kéo dài bao lâu.
II. Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
1. Vaccin ung thư cổ tử cung hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của vaccin
Giống như các chủng phòng ngừa khác, để cơ thể chống lại sự lây nhiễm vi-rút, vắc-xin HPV kích thích sản xuất các kháng thể mà khi gặp HPV nó sẽ tác động đến chúng và ngăn không cho lây nhiễm các tế bào.
Các loại vắc-xin HPV hiện tại dựa trên các hạt giống virus (VLP) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. VLP không lây nhiễm vì chúng thiếu DNA của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt tính chống lại virus tự nhiên gây bệnh. Các VLP đã được phát hiện là có tính sinh miễn dịch mạnh, tức là chúng tạo ra mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể con người. Điều này làm cho vắc xin có hiệu quả cao.
Nó không điều trị được các bệnh nhiễm trùng HPV hiện có.
2. Tại sao tiêm phòng HPV lại quan trọng?
Nhiễm trùng HPV, mụn cóc sinh dục và tiền ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể khi tiêm vaccin này. Theo thống kê:
– Hiệu quả ngăn ngừa giảm tới 88% ở thanh thiếu niên và 81% ở phụ nữ trung niên.
– Trong số các phụ nữ tiêm chủng, tỷ lệ người có các tế bào bất thường trên cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư đã giảm 40%.
Các bệnh ung thư do HPV gây ra có thể không được phát hiện cho đến khi chúng đã trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm ở mức thấp nhất.
II. Những đối tượng cần tiêm chủng vacxin ung thư cổ tử cung?
Đối tượng tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng nên tiêm vắc-xin HPV cho trẻ em gái và trẻ trai từ 11 – 12 tuổi. Có thể tiêm vắc-xin này sớm nhất là khi trẻ 9 tuổi, có quan hệ tình dục và tiếp xúc với HPV.
Một khi ai đó bị nhiễm HPV, vắc-xin có thể không còn hiệu quả. Ngoài ra, phản ứng với vắc-xin ở lứa tuổi trẻ tốt hơn ở lứa tuổi lớn.
– Tất cả trẻ em dưới 15 tuổi nên được hai liều HPV vắc-xin ít nhất sáu tháng.
– Thanh thiếu niên và thanh niên bắt đầu vắc-xin muộn hơn (ở độ tuổi từ 15 – 26) nên tiêm ba liều vắc-xin.
+ Mặc dù, vaccin được FDA chấp nhận tiêm cho đến năm 45 tuổi, những việc tiêm chủng không được khuyến cáo sử dụng cho độ tuổi này. Từ 27 đến 45 tuổi, hãy thảo luận với bác sĩ xem họ có khuyến nghị tiêm vắc xin HPV hay không.
Những đối tượng sau không được khuyến cáo tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung:
– Phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh ở mức độ vừa phải đến nặng.
– Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ thứ gì, để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
III. Những lưu ý khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung
1. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của vaccin
Vắc xin cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, có thể gặp phải các tác dụng phụ. Các tác dụng ngoài ý muốn thường gặp do tiêm ngừa HPV thường nhẹ và thuyên giảm trong vòng một – hai ngày. Bao gồm các:
– Đau, đỏ hoặc sưng ở cánh tay nơi tiêm thuốc.
– Sốt.
– Chóng mặt hoặc ngất xỉu (ngất xỉu sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin HPV, ở thanh thiếu niên phổ biến hơn những người khác). Để ngăn ngừa ngất xỉu và chấn thương do ngất xỉu, nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và trong 15 phút sau khi tiêm.
– Buồn nôn.
– Nhức đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi.
– Đau cơ hoặc khớp.
2. Vaccin có hiệu quả khi đã hoạt động tình dục không?
Việc tiêm chủng vẫn còn mang lại lợi ích nếu như bạn đã quan hệ. Ngay cả khi bạn đã có một chủng HPV, vaccin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi những chủng khác.
Tuy nhiên, cần biết rằng, không có loại vaccin nào có khả năng chữa được bệnh, do đó tốt nhất nên tiêm trước khi có quan hệ tình dục.
3. Những phụ nữ đã được tiêm phòng HPV có cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Những phụ nữ đã được tiêm phòng HPV vẫn cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung. Vì vắc-xin HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV có thể gây ung thư, phụ nữ đã tiêm vắc-xin nên tuân theo các khuyến nghị tầm soát tương tự như phụ nữ chưa tiêm chủng.
Sự kết hợp giữa tiêm phòng HPV và kiểm tra cổ tử cung có thể mang lại sự bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung hơn.
4. Lưu ý sau khi tiêm chủng
Lưu ý sau tiêm phòng vaccin ung thư cổ tử cung
Tuy rằng việc tiêm chủng có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nhưng chị em cũng cần chú ý những điều sau:
– Giữ gìn vùng kín sạch sẽ, thực hiện ngày 2 lần và tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi sinh vật phát triển.
– Thay băng vệ sinh 4 tiếng mỗi lần để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Quan hệ tình dục an toàn.
– Giữ cho tình thần thoải mái, hạn chế căng thẳng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tiêm phòng vaccin ung thư cổ tử cung. Mong rằng bài viết cho thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.