Vàng da sơ sinh kéo dài có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có nguy hiểm không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ mẹ. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây để biết được thêm nhiều thông tin nhé!
1. Thế nào là vàng da sơ sinh kéo dài?
Vàng da sơ sinh là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng do quá trình chuyển hóa Bilirubin trong máu bị dư thừa. Càng nhiều Bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da sơ sinh càng kéo dài.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da sơ sinh đó là màu vàng xuất hiện ở da và mắt trẻ. Vàng da sơ sinh thường xuất hiện trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và khởi phát ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Hầu hết các trường hợp vàng da là hiện tượng sinh lý, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác.
Vàng da sơ sinh kéo dài được hiểu là tình trạng vàng da kéo dài đến trên 1 tuần (đối với trẻ sinh đủ tháng) hoặc trên 2 – 3 tuần (đối với trẻ đẻ non trước 37 tuần thai).
Các chuyên gia cho rằng, vàng da kéo dài nguyên nhân là do lượng Bilirubin trong cơ thể tăng cao dẫn đến hiện tượng vàng da và màng cứng (ở mắt) bị chuyển sang màu vàng. Vàng da sơ sinh kéo dài xảy ra ở mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, bao gồm cả kết mạc mắt. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của một số triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,…
Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không? Cần làm gì khi vàng da kéo dài?
2. Các yếu tố nguy cơ gây vàng da sơ sinh kéo dài
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vàng da sơ sinh kéo dài ở trẻ như:
– Sinh non: Là những trẻ sinh ra khi chưa đủ 37 tuần. Theo đánh giá của các chuyên gia, trẻ sinh non thường có chức năng gan kém phát triển và nhu động ruột ít hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chính điều này làm cho quá trình lọc chậm hơn và đào thải không thường xuyên của Bilirubin.
– Nuôi con bằng sữa mẹ: Với những trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc calo từ sữa mẹ thì sẽ có khả năng bị vàng da cao hơn.
– Sự không tương thích của nhóm máu Rh hoặc ABO: Khi xảy ra sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ, các kháng thể của mẹ đi qua nhau thai và tấn công tế bào hồng cầu của thai nhi, dẫn đến sự phá vỡ nhanh chóng.
– Tổn thương trong khi sinh: Trong quá sinh chuyển dạ và sinh nở tự nhiên hay sinh mổ có thể khiến bé bị bầm tím trên cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím sẽ thì thường có nguy cơ cao mức độ Bilirubin vượt quá ngưỡng bình thường do sự phân hủy của các tế bào máu đỏ.
– Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác góp phần gây vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh bao gồm: Nhiễm trùng, thiếu enzyme, sự bất thường ở các tế bào hồng cầu của trẻ.
3. Vàng da sơ sinh kéo dài có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có diễn biến rất nhanh và nguy hiểm. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Bại não cấp tính
Ngay sau khi phát hiện trẻ bị vàng da và kèm theo các triệu chứng bất thường khác như ngủ li bì, khóc nhiều, bỏ bú, không tập trung và sốt cao thì cần nghĩ ngay tới tình trạng bại não cấp tính.
Theo các chuyên gia, Bilirubin rất độc hại đặc biệt là đối với tế bào của bộ não. Nếu trẻ bị vàng da kéo dài thì có khả năng cao Bilirubin sẽ thâm nhập vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vàng da nhân
Khi nồng độ Bilirubin trong máu vượt qua giới hạn cho phép mà gan không đào thải kịp, nguy cơ cao chất này sẽ thấm vào não, dẫn đến trẻ bị vàng da nhân. Biến chứng này gây tổn thương não không hồi phục được. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu xác định trẻ bị vàng da bệnh lý thì cần điều trị ngay trước 7 ngày sau sinh để phòng ngừa nguy cơ tổn thương não.
Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài không khỏi hay cơ thể trẻ bị vàng da bất thường thì tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để có để đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh thường rất kém nên cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn hết.
Các mẹ không nên chủ quan với bệnh vàng da sơ sinh kéo dài hoặc tự ý áp dụng cách chữa mẹo, dân gian thiếu cơ sở khoa học không những không khỏi bệnh mà có thể gây ra khó khăn cho điều trị về sau.
4. Làm thế nào khi trẻ bị vàng da sơ sinh kéo dài?
Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra khi con bị vàng da kéo dài. Hãy cùng tham khảo một số các điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài sau đây.
Phương pháp điều trị vàng da kéo dài
Vàng da sinh lý (mức độ nhẹ) thường sẽ tự khỏi ngay sau khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Đồng thời, việc cho ăn thường xuyên (khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày) cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ Bilirubin qua cơ thể.
Trước khi tiến hành điều trị, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm máu để kiểm tra, đánh giá mức độ Bilirubin. Đối với những trường hợp vàng da nặng hơn có thể tới các phương pháp điều trị khác. Trong đó, phương pháp quang trị liệu thường được sử dụng phổ biến để điều trị và có hiệu quả cao. Đây là việc dùng ánh sáng để phá vỡ Bilirubin trong cơ thể trẻ. Có hai loại điều trị chiếu đèn đó là:
– Chiếu đèn thông thường: Cho trẻ nằm trên giường che kín mắt và mặc tã, chiếu sáng tia cực tím lên toàn thân. Ánh sáng có khả năng phá vỡ các Bilirubin trong cơ thể để không gây áp lực tổn thương cho gan. Thông thường, đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3 – 4 tiếng để có thời gian cho trẻ bú.
– Điều trị sợi quang: Phương pháp này mẹ vẫn bế và cho trẻ bú như bình thường. Trẻ được bao bọc bởi chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, nó sẽ tỏa ra ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ.
– Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, việc truyền máu trao đổi có thể là cần thiết. Với phương pháp này trẻ sẽ được cung cấp một lượng máu nhỏ từ người hiến hoặc ngân hàng máu, truyền máu trao đổi giúp thay thế lượng máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Cách làm này cũng góp phần làm tăng số lượng tế bào hồng cầu và làm giảm nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ.
Phương pháp quang học điều trị vàng da sơ sinh kéo dài
Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị y khoa thì cách chăm sóc trẻ bị vàng da sơ sinh kéo dài cũng vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia:
– Cần đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ: Nên trẻ cho bú sữa mẹ và cho bú thường xuyên. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, làm tăng quá trình đào thải Bilirubin, làm sáng làn da trẻ. Mẹ nên đánh thức trẻ thức dậy để cho trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ. Trong trường hợp, trẻ không hợp tác khi bú mẹ hay sữa mẹ không đáp ứng đủ thì nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sữa công thức cho trẻ bú.
– Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
– Cần lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào mỗi buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Đây là thời điểm ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng việc tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng góp phần làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và hạn chế diễn tiến xấu.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da kéo dài
5. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì cho bé mau khỏi?
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng sau sinh phải khoa học, hợp lý, đủ dưỡng chất để cho con bú.
Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Đầu tiên mẹ cần đảm bảo ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn giàu dinh thuộc 4 nhóm chất bao gồm: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, mẹ cần bổ sung thêm các loại trái cây tươi có công dụng thải độc. Sau mỗi bữa ăn, có thể ăn thêm các loại trái cây như dưa hấu, cam, bơ, táo, bưởi, dứa, dưa leo,… Đây được xếp vào các loại trái cây giúp tăng cường khả năng lọc thận, hỗ trợ kích thích men gan và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, còn có khả năng cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ giúp cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, với những mẹ đang nuôi trẻ bị mắc hội chứng vàng da, nên bổ sung thêm các loại rau xanh lá như bông cải xanh, cải xoăn, cải xoong, bắp cải, măng tây,… Đây là những loại rau xanh rất giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp tiêu hóa tốt, giúp cho nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.
Quan trọng hơn cả, mẹ nên đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giải độc gan và giúp hạn chế các chất độc hại trong sữa, kích thích nguồn sữa. Do trẻ bị vàng da cần được tăng cường bú mẹ để sớm giải phóng được hết lượng Bilirubin.
Một việc tưởng như đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích, đó là uống trà thảo dược. Như chúng ta đã biết, thảo dược thường được dùng để giúp sản phụ nhanh chóng thải hết sản dịch ra khỏi cơ thể, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu và tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược mẹ nên dùng như trà hoa cúc, trà cam thảo và táo gai, trà mật ong và chanh, trà atiso,…
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì cho bé mau khỏi?
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức đầy đủ trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình một cách tốt nhất. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline để được tư vấn chi tiết. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!