[Gợi ý] Viêm đường ruột ăn gì, kiêng gì?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Viêm đường ruột ăn gì, kiêng gì? 

Viêm đường ruột ăn gì, kiêng gì? 

Với những bệnh trên đường tiêu hóa thì chế độ dinh dưỡng càng được chú trọng hơn. Việc chọn lựa thực phẩm nên ăn cũng như cần tránh đối với người bệnh viêm đường ruột rất quan trọng. Bởi vì đây là bệnh có tính chất mãn tính nên chế độ ăn uống góp phần rất lớn giúp kiểm soát và giảm tiến triển biến chứng nặng nề của bệnh.

1. Lưu ý trong chế độ ăn uống của người viêm đường ruột

Người bị viêm đường ruột được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng chế độ ăn hạn chế tồn dư. ‘’Tồn dư’’ ở đây được hiểu là các thức ăn không tiêu hóa hết sẽ được biến thành phân và thải ra ngoài. Do khi bị viêm thì cấu trúc cũng như chức năng tiêu hóa ở ruột cũng bị ảnh hưởng nhiều, việc hấp thu dinh dưỡng cũng như tiêu hóa thức ăn sẽ khó khăn hơn.

Chế độ ăn này sẽ chọn lựa các thực phẩm dễ tiêu hóa, cắt giảm các thức ăn khó tiêu để giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hay táo bón.

– Hạn chế chất béo, mỗi ngày nạp dưới 15g.

– Cắt giảm chất đạm so với bình thường từ 0,6-0,8h/kg cân nặng.

– Điều chỉnh mức năng lượng 30-35 kcal/kg/ngày.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân viêm đường ruột nào cũng có thể thực hiện chế độ ăn kiêng ít chất tồn dư như trên. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với người bệnh. 

Người viêm đường ruột nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Người viêm đường ruột nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người viêm ruột như:

– Nên ăn nhiều bữa trong ngày, chia 5-6 bữa nhỏ

– Uống đủ nước. Nếu có tiêu chảy cần bổ sung thêm hạn chế mất nước.

– Đa dạng trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn để tạo cảm giác muốn ăn cho người bệnh. 

– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hợp vì có chứa nhiều gia vị, chất phụ gia không tốt cho hệ tiêu hóa.

– Nên uống từ từ, tránh các đồ uống dạng sủi bọt hay dùng ống hút vì dễ gây đầy hơi.

– Ưu tiên các cách chế biến đồ ăn đơn giản như nướng, hấp, luộc.

2. Những thực phẩm người viêm đường ruột nên ăn

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đảm bảo vừa cung cấp đầy các nhóm chất dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe vừa hạn chế triệu chứng bệnh. Nhưng cũng không vì thế mà kiêng khem quá khắt khe khiến cơ thể thiếu chất. 

Dưới đây là những nhóm thực phẩm khuyên dùng cho người bệnh viêm ruột là:

Nhóm tinh bột

Nên chọn các loại tinh bột dễ tiêu hóa, ngũ cốc đã tinh chế như:

– Gạo lứt: Giúp ngăn ngừa viêm đường ruột, tăng bài tiết chất độc hại có trong thức ăn.

– Bột yến mạch, ngũ cốc bỏ vỏ.

– Bánh mì trắng không chứa gluten, bánh quy không nhân.

– Mì ống, mỳ gạo.

– Bỏng gạo, bỏng ngô.

Người viêm đường ruột nên ăn yến mạch

Người viêm đường ruột nên ăn yến mạch

Nhóm bổ sung protein

Chọn nguồn cung cấp protein từ thịt lợn, gà, cá miễn là dùng phần thịt nạc. Ngoài ra có thể ăn thêm trứng, đậu phụ, các loại đậu đã bỏ vỏ…

Nhóm rau và hoa quả

Trong các loại rau củ và trái cây có chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng mà chúng cũng chứa nhiều chất xơ khiến cho việc tiêu hóa diễn ra lâu hơn. Vì vậy với nhóm thực phẩm này nên chọn các loại rau củ, hoa quả chứa ít chất xơ và khi ăn nên bỏ hạt và vỏ để giảm lượng chất xơ nạp vào cơ thể.

– Các trái cây ít chất xơ người viêm ruột nên lựa chọn như:

+ Chuối: Giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, giúp tiêu hóa thức ăn.

+ Bơ: Cung cấp nhiều năng lượng, làm dịu các chứng đầy hơi, khó chịu.  

+ Dưa hấu đỏ, dưa gang.

+ Các loại trái cây sấy khô, bỏ vỏ, bỏ hạt …

– Rau củ:

+ Lựa chọn đa dạng các loại rau củ nhiều màu sắc. Nên ăn các loại bí, dưa chuột, măng tây, khoai tây…

+ Hạn chế ăn các loại rau họ cải vì chứa nhiều chất xơ.

+ Nên nấu chín các loại rau trước khi ăn, không nên ăn rau sống.

Người viêm đường ruột nên lựa chọn măng tây

Người viêm đường ruột nên lựa chọn măng tây

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic có lợi cho đường tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột và kích thích tiêu hóa. Mỗi ngày có thể ăn 1 hộp sữa chua nhưng nên tránh dùng nếu bệnh đang trong giai đoạn bùng phát cấp tính.

Nhóm đồ ngọt và thức uống

Nếu kiểm soát và ăn với lượng vừa phải thì người bệnh viêm đường ruột vẫn có thể thưởng thức một số loại đồ tráng miệng như:

– Bánh bông lan, thạch, bánh pudding, kem…

– Bánh xốp, bánh mì, kẹo…

– Uống các loại nước ép trái cây đã loại bỏ bã.

– Có thể sử dụng cà phê hay trà với lượng nhỏ. 

Nhóm bổ sung chất béo

Tuy cần cắt giảm nhưng người bệnh viêm ruột vẫn cần bổ sung đầy đủ chất béo thông qua các lựa chọn sau:

– Ưu tiên chọn thịt trắng thay vì thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò

– Các loại bơ thực vật, dầu cá…

– Sốt kem sữa, mayonannaise, nước sốt salad, nước sốt cà chua bỏ hạt và vỏ, nước tương…

– Mật ong, siro…

Chọn dầu thực vật cho người viêm đường ruột

Chọn dầu thực vật cho người viêm đường ruột

3. Bị viêm đường ruột nên kiêng ăn gì?

Các thực phẩm mà người bệnh viêm đường ruột nên tránh sử dụng bao gồm:

Thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan

Lời khuyên cho người viêm đường ruột là nên tránh các thực phẩm nhiều chất xơ như:

– Các ngũ cốc nguyên hạt, các trái cây nhiều vỏ và hạt. 

– Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, rau cải…

Trong giai đoạn cấp tính nếu sử dụng các loại thực phẩm này sẽ càng làm tăng tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…Khi bệnh chuyển sang giai đoạn thoái lui có thể cân nhắc sử dụng lượng nhỏ đậu, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt…cho người bệnh.

Thực phẩm sống, tái

Khi bị viêm ruột hệ tiêu hóa rất yếu nên dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus có trong các đồ ăn tái, sống. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường ruột. Vì vậy nên ăn đồ ăn đã được nấu chín kỹ, tránh ăn gỏi, rau sống, nem chua…

Người bệnh viêm ruột không nên ăn đồ ăn tái, sống

Người bệnh viêm ruột không nên ăn đồ ăn tái, sống

Các loại gia vị

Hành, tỏi, tiêu, ớt hay các loại gia vị cay nóng khác không khuyên dùng cho người tổn thương trên đường tiêu hóa. 

Các chất tạo ngọt nhân tạo

Các loại đường không hấp thụ như sorbitol, mannitol và các chất tạo ngọt nhân tạo được tìm thấy trong kẹo cao su không đường, kẹo, bánh, kem, nước trái cây đóng chai…cần hạn chế sử dụng. Chúng được cho rằng sẽ làm tăng hại khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa.  

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng vẫn có thể sử dụng ở người viêm đường ruột nhưng không nhiều. Trong trường hợp mắc bệnh Crohn thì người bệnh hầu như không dung nạp lactose, khi đó nếu như sử dụng sữa sẽ càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy hay xuất hiện chuột rút.  Nên cân nhắc sử dụng các loại sữa không đường hoặc thêm men tiêu hóa lactose trong trường hợp này. 

Lưu ý khi sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa khi bị viêm đường ruột

Lưu ý khi sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa khi bị viêm đường ruột

Bia rượu, các chất kích thích

Cần hạn chế tối đa uống nhiều bia, rượu, các đồ uống có cồn khi bị viêm đường ruột nếu như không muốn tình trạng viêm loét ngày càng nặng hơn. Hơn nữa lạm dụng đồ uống có cồn gây hại cho toàn cơ thể, không chỉ hệ tiêu hóa mà còn hệ thần kinh, tim mạch…

Các thực phẩm chế biến sẵn

Trong các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều các chất phụ gia giúp tăng hương vị và bảo quản đồ ăn như maltodextrin, Titanium dioxide, Sulfites…Tất cả nhưng chất đó đầy sẽ làm nặng hơn các biểu hiện của bệnh viêm đường ruột.

Đồ ăn chiên rán, nhiều chất béo

Như đã nói ở trên khi bị bệnh hệ tiêu hóa khó có thể tiêu thụ chất béo. Do đó người bị bệnh nên giảm lượng chất béo bão hòa, tránh chất béo chuyển hóa bằng cách tránh ăn thịt mỡ, thức ăn nhanh, các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ…

Người viêm ruột hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Người viêm ruột hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đường ruột cần được cân nhắc kỹ càng và xây dựng một cách chi tiết. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bạn. Trên đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch ăn uống cho người viêm đường ruột. Tuy nhiên việc thảo luận với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng vẫn là việc nên làm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *