Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Cẩm nang AZ

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Cách nhận biết bệnh? Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi những thông tin chi tiết nhất về viêm mũi dị ứng qua bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng gây ra các biểu hiện giống với cảm lạnh như ngứa mắt, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và áp lực xong tăng. Bệnh không phải do vi khuẩn hay virus gây ra mà do một số chất gây dị ứng (dị nguyên) như bụi, phấn hoa, lông chó mèo hoặc các động vật khác.

1.1 Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên sẽ giải phóng Hitstamin – chất trung gian hóa học giúp chống lại chất gây dị ứng. Chất này làm xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mắt và sổ mũi.

Một số chất gây dị ứng phổ biến như:

– Phấn hoa.

– Bụi.

– Lông động vật.

– Nước bọt của mèo.

– Nấm mốc.

Phấn hoa thường phổ biến vào mùa xuân. Trong khi cỏ, cỏ dại tạo nhiều phấn hoa hơn vào mùa hè và mùa thu. Chính vì vậy, vào những mùa khác nhau cần quan tâm đến những tác nhân có yếu tố nguy cơ cao. Việc xác định được dị nguyên giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn bệnh viêm mũi dị ứng.

Phấn hoa có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Phấn hoa có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Đường lây truyền viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Do đó, bệnh chỉ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

1.2 Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

Một số dấu hiệu của viêm mũi dị ứng có thể gặp như:

– Hắt hơi liên tục có khi tới chục lần.

– Chảy nước mũi: ban đầu thường trong, sau đó có thể đặc thêm thành mủ, viêm loét vùng tiền đình mũi.

– Nghẹt mũi.

– Sổ mũi. 

– Ngứa trong mũi.

– Ho.

– Đau hoặc ngứa họng.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi lâu ngày mà không được chữa trị đúng cách có thể trở thành mãn tính, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm: các lỗ thông xoang bị tắc, dịch tiết bị ứ đọng tạo thành ổ viêm,… Ngoài ra, viêm mũi dị ứng mãn tính có thể là yếu tố để khởi phát các cơn hen.

2. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Việc phòng bệnh viêm mũi dị ứng thông thường tập trung vào tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Bao gồm:

– Không nuôi thú cưng, không trải thảm trong nhà để hạn chế giữ lại lông của động vật.

– Phủ một lớp vải hoặc nilon có khóa lên các đồ dùng như quần áo, nệm, gối,… hạn chế dị ứng do bụi mạt.

– Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang hạn chế hít phải những chất gây dị ứng.

Xem thêm: Viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì?

3. Các biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng

– Thử da da để xác định nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Quá trình này bao gồm:

+ Xét nghiệm miếng dán để xác định chất nào gây ra viêm mũi dị ứng.

+ Xét nghiệm trong da, vết xước.

+ Xét nghiệm khác.

+ Một phương pháp được sử dụng ít phổ biến như: hòa tan chất nghi ngờ gây dị ứng và cho rơi xuống mí mắt. Điều này cần được thực hiện bởi bác sĩ bởi nếu không sử dụng đúng cách có thể gây hại cho người bệnh.

– Nếu không thể xét nghiệm da, xét nghiệm RAST cũng có thể xác định được chất gây dị ứng cụ thể.

4. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng nhiều cách, bao gồm sử dụng thuốc, biện pháp tại nhà,… 

Có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

4.1 Sử dụng thuốc kháng Histamin

Histamin được tiết ra trong quá trình tiếp xúc với dị nguyên, vì vậy phải sử dụng thuốc kháng histamin để kiểm soát một số triệu chứng như hắt hơi, ngứa và viêm kết mạc,…

Thuốc kháng histamin có thể sử dụng bằng đường uống hoặc xịt mũi. Chỉ sử dụng các thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, bao gồm diphenhydramin, fexofenadin…

4.2 Thuốc chống xung huyết

Để giảm tình trạng nghẹt mũi và áp lực xoang tăng có thể sử dụng thuốc chống xung huyết từ 1 – 3 ngày. Nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Một số thuốc không kê đơn thường được sử dụng, bao gồm: pseudoephedrin, thuốc xịt mũi oxymetazoline,… Những người có tiền sử đột quỵ, nhịp tim bất thường, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ hoặc gặp các vấn đề về bàng quang cần thông báo tình hình sức khỏe của mình và tuyệt đối  tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

4.3 Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi

Để giảm viêm, ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng trong thời gian ngắn cũng có thể sử dụng thuốc xịt hoặc nhỏ mũi.

Corticoid có thể giảm viêm và đáp ứng miễn dịch liên quan đến các triệu chứng như ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Thuốc xịt mũi chứa steroid an toàn và hiệu quả, có thể dùng đơn độc mà không cần thuốc kháng Histamin dạng uống. Sau vài ngày thuốc mới có tác dụng và phải dùng liên tục trong vài ngày do tác dụng điều trị tăng dần theo thời gian.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nên sử dụng sản phẩm nào.

4.4 Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng

Ngoài việc sử dụng các thuốc để điều trị viêm mũi ứng, cần không nên tiếp xúc những tác nhân gây bệnh như phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo,…

4.5 Liệu pháp miễn dịch

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch dị ứng cũng được áp dụng. Sử dụng một lượng nhỏ chất dị ứng để cơ thể làm quen dần dần như phấn hoa, mạt bụi, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. Liệu pháp này có thể sử dụng bằng các con đường khác nhau như đường uống (thuốc nhỏ dưới lưỡi hoặc viên nén), tiêm dưới da. Trong đó, hình thức phổ biến và đem lại hiệu quả cao là liệu pháp miễn dịch dưới da.

4.6 Điều trị tại nhà

Ngoài các phương pháp trên, có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau đây để cải thiện các triệu chứng bệnh:

– Lá ngải cứu có chứa tinh dầu với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau. Vì vậy, có thể sử dụng ngải cứu để ngâm chân hoặc hơ vào các huyệt đạo.

– Ngoài lá ngải cứu, còn có thể sử dụng tỏi, gừng, cây ngũ sắc, hạt gấc,… Trong đó, gừng được sử dụng nhiều theo nhiều cách khác nhau. Trong gừng có chứa kẽm, sắt, beta-caroten, zingerone,… giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, làm thông kinh mạch, cải thiện các tổn thương niêm mạc mũi, tình trạng ngạt mũi, sổ mũi. Có thể uống trà gừng, gừng – quế hoặc kết hợp gừng khô với giấm và hành khô.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

– Ngoài các thảo dược trị bệnh, người mắc viêm mũi dị ứng nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các thực phẩm tăng cường sức đề kháng, tránh các thức ăn làm tăng nguy cơ dị ứng như hải sản.

Xem thêm: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà!

Bệnh viêm mũi dị ứng không phải là căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, bệnhcó thể ổn định bằng thuốc, liệu pháp miễn dịch, sản phẩm từ thảo dược nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách có thể kiểm soát các triệu chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *