Cơn tăng huyết áp là gì?
Bệnh tăng huyết áp là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, dù điều trị bằng thuốc nhưng có thể xuất hiện các cơn tăng huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy chúng ta phải xử lý ra sao, điều trị như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Cơn tăng huyết áp là gì?
Huyết áp bình thường của mỗi người là dưới 140/80 mmHg. Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến trong đó áp lực máu tác động lên thành mạch máu cao hơn mức bình thường, có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe.
Tình trạng kéo dài gây tăng huyết áp mạn tính. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này có những lúc huyết áp tăng nhanh chóng và nghiêm trọng, xảy ra khoảng 1 – 3% những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính.
Cơn tăng huyết áp được chia làm 2 thể chính:
– Cơn tăng huyết áp cấp cứu.
– Tăng huyết áp khẩn trương.
1. Tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng huyết cao trên 180/120 mmHg với biểu hiện đe dọa tính mạng hoặc tổn thương các cơ quan đích đang tiến triển.
Các tổn thương thường gặp như xuất huyết nội sọ, bệnh não tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp, đau ngực không ổn định, suy thận cấp, đột quỵ thiếu máu não, sản giật…
Tăng huyết áp cấp cứu
2. Tăng huyết áp khẩn trương
Tăng huyết áp khẩn trương cũng là tình huống lâm sàng có tăng huyết áp kịch pháp với huyết áp tâm thu trên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 120mmHg nhưng ko có bất cứ dấu hiệu nào chứng minh tổn thương cơ quan đích. Thường bắt gặp ở những người không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tự ý giảm liều hoặc ngưng điều trị thuốc hạ huyết áp.
II. Nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột
Nguyên nhân gây tăng huyết áp có thể phát sinh từ những thói quen sinh hoạt không tốt như tập thể dục với cường độ mạnh, hút thuốc lá, chế độ ăn chứa nhiều muối, tâm trạng không tốt gây lo lắng, căng thẳng quá mức…
Để kiểm soát tốt huyết áp của mình mỗi ngày, bệnh nhân cần chú ý đến việc sử dụng thuốc đúng giờ, tập thể dục hợp lý và có chế độ ăn uống đúng đắn…
III. Phác đồ điều trị cơn tăng huyết áp
Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng mà sẽ có phương pháp điều trị cơn tăng huyết áp khác nhau. Nếu những cơn tăng huyết áp xuất hiện đột ngột, cách xử lý cụ thể mời bạn tham khảo bài viết :”Sai lầm trong điều trị cao huyết áp là căn nguyên chính dẫn đến đột quỵ”.
1. Tăng huyết áp cấp cứu
Khuyến cáo cần nhập viện ngay và điều trị hạ áp bằng thuốc đường tĩnh mạch để ngăn chặn những biến cố có thể xảy ra. Mục tiêu là hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong 1 giờ. Khi bệnh nhân đã ổn định có thể tiến hành hạ ấp đến 160/100 trong 2 – 6 giờ tiếp theo và cần trọng hạ huyết áp về mức bình thường trong 1-2 ngày tiếp theo. Một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân lóc tách động mạch chủ, cần hạ huyết áp xuống 1
Việc xác định cơ quan đích bị tổn thương và sau đó can thiệp điều trị cũng vô cùng quan trọng. Đồng thời phải xác định xem các yếu tố làm tình trạng tăng huyết áp nặng thêm như lo lắng, dùng chất kích thích, đau… cũng là điều cần thiết.
Thuốc điều trị phải khởi phát nhanh, hiệu lực mạnh, không làm thay đổi nhịp tim, hồi phục nhanh và ít tác dụng phụ. Chúng bao gồm:
Labetalol:
+ Liều: 20-80 tiêm tĩnh mạch mỗi 10 phút, 0,5-2 mg/phút nếu truyền tĩnh mạch.
+ Sau 5-10 phút thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng.
+ Tác dụng phụ: nóng cổ họng, nôn, ngứa da, chóng mặt, bloc tim, buồn nôn, tụt HA tư thế.
+ Chỉ định: hầu hết mọi cơn tăng huyết áp cấp cứu trừ suy tim cấp.
Labetalol điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Sodium Nitroprusside:
+ Liều: 0,25-10 mg/kg/phút nếu truyền tĩnh mạch. Liều tối đa chỉ 10 phút.
+ Thuốc có tác dụng tức thì.
+ Tác dụng phụ: đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, nhiễm độc cyanide và thiocyanate.
+ Chỉ định: hầu hết các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, cẩn thận khi ure máu tăng hoặc áp lực nội sọ cao.
+ Liều: 5-15 mg/giờ nếu truyền tĩnh mạch.
+ Sau 5-10 phút thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng.
+ Tác dụng phụ: đỏ mặt, viêm tĩnh mạch khu trú, nhức đầu, nhịp tim nhanh.
+ Chỉ định: hầu hết tăng huyết áp cấp cứu trừ suy tim cấp, thận trọng khi thiểu năng vành.
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị kịp thời tăng huyết áp cấp cứu. Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam không phải lúc nào cũng có thuốc tiêm để giải quyết nhanh chóng cơn tăng huyết áp cấp cứu. Vì vậy có thể sử dụng một số loại thuốc sau sao cho phù hợp với điều kiện. Đồng thời cần theo dõi huyết áp liên tục, để hạn chế việc tụt huyết áp quá nhanh gây biến chứng.
– Nitroglycerin xịt hoặc ngậm dưới lưỡi với liều 0.4 mg, 0.8mg, 0.12mg.
– Captopril ngậm dưới lưỡi: 6,5 – 50mg sẽ thấy rõ hiệu quả sau 15 phút.
– Clonidine: 0,2 – 0,8 mg tác dụng sau 30 – 60 phút.
– Labetalol viên: 100-200 mg tác dụng sau 30 phút.
Captopril ngậm dưới lưỡi giúp hạ huyết áp
2. Tăng huyết áp khẩn trương
Tăng huyết áp khẩn trương (tăng huyết áp đơn thuần) không có nguy cơ tổn thương cơ quan đích sẽ có phương pháp điều trị khác với tăng huyết áp cấp cứu.
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng này như chóng mặt, nhức đầu, lo lắng nhiều, không xem như tăng huyết áp cấp cứu.
Mục đích điều trị là đưa huyết áp trung bình về 100-110 mmHg trong nhiều giờ. Bệnh nhân không cần nằm viện mà có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần tái khám sau 24 giờ. Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiềm và có thể thêm thuốc an thần.
Điều quan trọng là không được dùng thuốc hạ huyết áp mạnh, đột ngột. Vì vậy, cần theo sự chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ thiếu máu não hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ.
Trên đây là phương pháp điều trị những cơn tăng huyết áp đột ngột. Mong rằng với những kiến thức này, giúp bạn có cách nhìn tổng quan hơn để xử lý kịp thời và nhanh chóng nhất.