Phân cấp suy thận
Suy thận là một bệnh vô cùng nguy hiểm và có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu hiểu các mức độ của suy thận trong bài viết sau đây nhé!
1. Suy thận là gì?
Thận là cơ quan nằm sau lưng, ở hai bên cột sống và ngay phía trên eo. Như chúng ta đã biết, thận là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ lọc máu thông qua việc loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì sự cân bằng muối và chất điện giải trong máu, góp phần điều chỉnh huyết áp.
Suy thận được hiểu là tình trạng suy giảm chức năng lọc máy của thận, khiến cho các chất độc hại bị tích đọng lại trong cơ thể. Suy thận có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau.
Thế nào là suy thận?
2. Các cấp độ suy thận
Khi chức năng thận suy yếu, các chất thải bị ứ đọng lại trong máu gây ra tình trạng rối loạn điện giải, toan – kiềm, giảm hồng cầu, tăng huyết áp. Bệnh suy thận tiến triển âm thầm từng giai đoạn. Thông thường, phân độ suy thận sẽ được chia ra thành làm 5 mức độ khác nhau tương ứng với 5 mức độ phát triển của bệnh, tùy theo vào sự suy giảm của chức năng thận. Ở trên thế giới người ta quy định lấy mức lọc cầu thận hay còn được gọi là GER – chỉ số dùng để xác định cấp độ suy thận.
Ở mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng khác nhau và càng ở mức độ sau thì bệnh càng nghiêm trọng.
Các cấp độ của suy thận
Suy thận độ 1
– Đây là cấp độ đầu tiên trong 5 giai đoạn của bệnh suy thận. Ở giai đoạn này, hầu như chức năng hoạt động của thận chỉ bị suy giảm, rối loạn nhẹ.
– Bệnh nhân thường có những triệu chứng không rõ ràng như: chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, tức hai bên hố lưng,… Vì vậy, giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Trong giai đoạn 1, rất khó nhận biết và bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan.
– Khi xét nghiệm thì bệnh nhân suy thận sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Chỉ số creatinin, ure trong máu cao vượt quá ngưỡng bình thường, phát hiện hồng cầu hoặc cam có trong nước tiểu. Đồng thời, khi thực hiện chạy máy quét CT hay siêu âm sẽ phát hiện thấy thận đã có những tổn thương nhẹ.
– Với những người bị suy thận giai đoạn này, tổn thương tại thận vẫn còn ở mức độ nhẹ, chỉ số mức lọc cầu thận khoảng 90ml/phút.
– Do đó, nếu được phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn này thì khả năng điều trị khỏi lên đến 90%. Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển sang các cấp độ khác nguy hiểm hơn.
Suy thận giai đoạn 2
– Bệnh nhân suy thận độ 2 được xác định có mức lọc cầu thận trong khoảng 60 – 89ml/phút. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách ở giai đoạn này người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, lưu ý nhất đó là các bệnh về tim mạch.
– Suy thận độ 2 được đánh giá là giai đoạn nguy hiểm, có thể gây tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các bác sĩ, khi lượng kali đột biến tăng quá cao sẽ làm rối loạn hoạt động của tim, có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào. Do vậy, bệnh nhân có nguy cơ đột tử rất cao.
– Suy thận cấp độ 2 các tổn thương trên thận đã chuyển biến xấu, khả năng lọc máu của thận giảm xuống khoảng 50%- 55%. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cũng giống như suy thận cấp độ 1 các dấu hiệu chưa thực sự rõ ràng.
Suy thận độ 3
– Ở giai đoạn này, thận đã bị tổn thương nặng hơn so với giai đoạn 2, mức độ lọc máu của thận (GER) mỗi phút chỉ khoảng 30 – 59 ml máu.
– Trong giai đoạn 3, các biểu hiện thiếu máu và bệnh lý về xương bắt đầu xuất hiện. Đồng thời, chân tay của bệnh nhân gần như bị sưng phù, xuất hiện các cơn đau ở hông và 2 bên sườn kéo dài liên tục, lượng nước tiểu cũng thay đổi đột ngột, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu màu vàng đậm, đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt,… Đây là giai đoạn nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
Suy thận giai đoạn 4
– Suy thận cấp độ 4 là giai đoạn gần cuối của bệnh. Khi đó, tổn thương trên thận lên đến 90% và mức độ lọc cầu thận cũng giảm nhanh chỉ còn khoảng 15 – 29ml/ phút. Do vậy, nguy cơ tử vong ở giai đoạn này là rất cao.
– Bên cạnh đó, ở giai đoạn này có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm bao gồm đau bụng dưới bên phải, đau bụng bên trái, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường, phù phổi, phù não,…
– Hầu như, chức năng lọc của thận ở giai đoạn 4 gần như mất hoàn toàn. Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, các bác sĩ sẽ phải chỉ ddingj những phương pháp như ghép thận, lọc máu, chạy thận mới có thể duy trì và kéo dài sự sống cho bệnh nhân được.
Suy thận giai đoạn 5
Đây được coi là giai đoạn cuối cùng của phân độ suy thận. Lúc này, chỉ số lọc cầu thận sẽ ở mức vô cùng thấp, dưới ngưỡng 15ml/phút và có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã suy giảm hoàn toàn và không còn có thể hoạt động được.
– Giảm khả năng thiểu niệu: Chức năng của thận trong giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 1 – 15%, khiến cho nước và các chất cặn bã ứ đọng lại cơ thể, hay được gọi là nhiễm độc niệu. Khi các chất lỏng không được bài tiết ra khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng sưng, phù nề, tăng huyết áp.
– Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Khi thận khỏe mạnh, thận có chức năng sản xuất ra một số hormone như hormone tuyến cận giáp PTH giúp cơ thể hấp thu canxi. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối cơ thể không hấp thu được canxi, xương trở nên yếu, thậm chí biến dạng xương, gây đau đớn và cản trở vận động. Bên cạnh đó, thận còn tiết ra erythropoietin – hormone giúp sản sinh ra hồng cầu và mang oxy đến các tế bào trong cơ thể. Do vậy, khi chức năng thận suy giảm nặng bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, mệt mỏi.
Vì vậy, muốn sự sống được duy trì thì bắt buộc người bệnh phải áp dụng một số phương pháp điều trị thay thế như ghép thận, lọc máu.
3. Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?
Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm của bệnh suy thận với những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Khả năng điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn này là vấn đề không thể. Mặc dù y học hiện đại ngày càng phát triển nhưng các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để cho bệnh suy thận độ 5.
Bệnh suy thận khi sang giai đoạn cuối diễn biến rất nhanh, theo thống kê nhiều bệnh nhân chỉ có thể duy trì sự sống được khoảng 2 tháng kể từ thời điểm phát bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá bi quan, nếu điều trị đúng phương pháp vẫn có thể giúp người bệnh kéo dài thêm sự sống. Nếu bệnh nhân được ghép thận thành công thì khả năng kéo dài sự sống là rất cao, có thể hơn 10 năm hoặc nhiều hơn nữa tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?
4. Lời khuyên của chuyên gia dành riêng cho bệnh nhân suy thận
Bệnh suy thận là một bệnh vô cùng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân bất kỳ lúc nào. Do vậy, để cải thiện tình trạng suy thận và kéo dài sự sống, bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:
– Luôn giữ cho bản thân tinh thần lạc quan, vui vẻ để chống chọi với bệnh tốt hơn.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Không được ăn mặn, tuyệt đối tránh xa các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều đường, chất kích thích, rượu bia. Đồng thời, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi.
– Hạn chế các thức ăn có chứa nhiều protein như thịt nạc, thịt gà, tôm, cá, trứng,… do các loại thức ăn này sau khi được chuyển hóa sẽ sinh ure và creatinin. Ngoài ra, hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều photpho, kali.
– Uống nước vừa đủ: Với những bệnh nhân suy thận khả năng đào thải nước ra khỏi cơ thể suy giảm. Vì vậy, bệnh nhân nên nạp vào cơ thể một lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tạo áp lực lên thận.
– Chú ý đường huyết là hàm lượng cholesterol: Với những bệnh nhân suy thận có mắc kèm theo huyết áp cao, tiểu đường thì nên theo dõi cẩn thận huyết áp và lượng đường huyết mỗi ngày.
– Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hay ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
– Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng. Điều này sẽ giúp cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc tập luyện còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu góp phần ngăn ngừa các biến chứng tim mạch và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn.
– Luôn theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường xuất hiện trên cơ thể, cần đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận
Lời khuyên của chuyên gia dành riêng cho bệnh nhân suy thận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về suy thận và 5 cấp độ của suy thận. Qua bài viết, mong rằng bạn đọc đã trang bị cho bản thân thêm những kiến thức cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này để phòng và điều trị từ sớm. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn đọc luôn có một sức khỏe dồi dào!