banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Đại Táo (Quả) (Fructus Ziziphi jujubae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
đại táo

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Đại táo [Ziziphus jujuba Mill, van inermis (Bge.) Rehd.j, họ Táo ta (Rhamnaceae).

Mô tả

Quả hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 2 cm đến 3,5 cm, đường kính 1,5 cm đến 2,5 cm, gốc quả lõm, có cuống quả ngắn. Vỏ quả ngoài mỏng, nhăn nheo, màu hồng tối, hơi sáng bóng. Vỏ quả giữa mềm, xốp, ngọt và có dầu, màu vàng nâu hay nâu nhạt. Vỏ quả trong là một hạch cứng rắn, hình thoi dài, hai đầu nhọn, có 2 ô, chứa các hạt nhỏ hình trứng. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – acid acetic bằng (14 : 4 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu (lấy thịt quả, sấy khô và nghiền thành bột) vào bình nón, thêm 10 ml ether dầu hỏa (60°C đến 90 °C) (TT), ngâm trong 10 min và lắc siêu âm 10 min, lọc, loại bỏ dịch ether dầu hỏa, để khô cắn trong không khí. Thêm 20 ml ether (TT), ngâm trong 1 h và lắc siêu âm 15 min, lọc. Cô dịch lọc đến còn khoảng 2 ml dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Đại táo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 °C đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sẳc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: Kim ngân (Hoa) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Mùa thu, hái quả chín, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Lấy quả đại táo khô, loại hết tạp chất, rửa sạch, phơi khô, bỏ hạt trước khi dùng.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị.

Xem thêm: Kim ngân (Cuộng) – Dược Điển Việt Nam 5

Công năng, chủ trị

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần.

Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *