banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Kim Ngân (Hoa) (Flos Lonicerae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Kim ngân hoa

Nụ hoa có lẫn một số hoa đã phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC. và Lonicera cambodiana Pierre, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Mô tả

Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 cm đến 5 cm, đầu to, đường kính khoảng 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn. Phía dưới ống tràng có 5 lá đài nhò, màu lục. Bóp mạnh đầu nụ sẽ thấy 5 nhị và 1 vòi nhụy. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Hoa đã nở dài từ 2 cm đến 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới nguyên. Nhị và vòi nhụy thường thò ra ngoài tràng hoa.

Bột

Bột màu vàng nâu nhạt, có mùi thơm nhẹ. Hạt phấn hình cầu, đường kính 53 µm đến 62 µm, màu vàng, có 3 lỗ rãnh nảy mầm rõ, bề mặt có nhiều gai nhỏ, thưa. Lông tiết gồm 2 loại: Lông tiết đầu hình chùy cấu tạo bởi 20 tế bào đến 30 tế bào và lông tiết đầu hình cầu gồm khoảng 10 tế bào. Lông che chở đơn bào cũng gồm 2 loại: Một loại thành dày, nhăn hoặc có những chấm lồi nhỏ, một loại thành mỏng, vết lồi rất rõ. Mảnh biểu bì cánh hoa có lông tiết, lông che chở.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml, thêm 20 ml ethanol 90 % (TT). Lắc kỹ, đun cách thủy trong 15 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến khi còn khoảng 5 ml. Lấy 1 ml dung dịch vào ống nghiệm, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT), dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam đến đỏ.
B. Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, lắc nhẹ trong 5 min, lọc. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch lọc. Thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) vào ống nghiệm thứ nhất, dung dịch có màu vàng đậm hơn so với ống nghiệm thứ hai không thêm dung dịch natri hydroxyd 10 %.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel 60F254.
Dung môi khai triển: Butyl acetal – acid formic – nước (7: 2,5 : 2,5).
Dung dịch thử: Lấy 0,2 g bột dược liệu thêm 10 ml methanol (TT) lắc siêu âm trong 20 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol (TT).
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0,2 g bột Kim ngân hoa (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Xem thêm: Diếp Cá (Herba Houttuyniae cordatae) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ cành lá: Không quá 2 %.
Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỷ lệ hoa đã nở

Không quá 10 %. Cân 100 g hoa Kim ngân, chọn riêng hoa đã nở, cân và tính tỷ lệ phần trăm.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 29,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % làm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,4 % (13: 87)
Dung dịch chuẩn: Hòa tan acid clorogenic chuẩn trong methanol 50 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,15 mg/ml.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm chính xác 50,0 ml methanol 50 % (TT), đậy nắp, cân xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol 50 % (TT) nếu cần, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 327 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.
Thể tích tiêm: 10 µl.
Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn và ghi sắc ký đồ. Số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic của acid clorogenic không được ít hơn 1000.
Tiến hành sắc ký dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ. Tính hàm lượng acid clorogenic trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C16H18O9 của acid clorogenic chuẩn.

Hàm lượng acid clorogenic (C16H18O9) trong dược liệu không được ít hơn 1,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Xem thêm: Bách Bộ (Rễ) (Radix Stemonae tuberosae) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Hái nụ hoa có lẫn ít hoa đã nở, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh phế, vị, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Có thể ngâm rượu, làm hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn ỉa chảy, hoặc vết thương, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư; mụn nhọt đă có mủ, vỡ loét không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *