Tên khác: Tai Hồng
Đài đồng trường đã phơi hay sấy khô thu được từ quả chín của cây Hồng (Diospyros kaki L.f.), họ Thị (Ebenaceae).
Mô tả
Dược liệu hình tròn dẹt, đường kính 1,5 cm đến 2,5 cm, ở giữa hơi dày, hơi nhô lên, có sẹo tròn của cuống quả đã rụng, mép tương đối mỏng, xẻ tư, phiến xẻ thường uốn cong lên, dễ gãy nát. Phần đáy còn cuống quả hoặc chỉ còn vết cuống quả, dạng lỗ tròn. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, mặt trong màu nâu vàng, phủ đáy lông nhung nhỏ. Chất cứng và giòn, không mùi, vị chát.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluen (đã bão hòa với nước) – methyl format – acid formic ( 5 :4 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70 % (TT), ngâm ấm trong 2 h, lọc, bay hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid salic chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg/ml. Hoặc lấy 2 g Thị đế (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phun dung dịch sắt (III) clorid 1 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của acid galic đối chiếu. Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Xem thêm: THĂNG MA (Thân rễ) (Rhizoma Cimicifugae) – Dược Điển Việt Nam 5
Tạp chất
Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).
Độ ẩm
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).
Chế biến
Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hông hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Trước khi dùng loại bỏ tạp chất và cuống quả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoặc đập nát vụn.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Khô, sáp, bình. Vào kinh vị.
Công năng, chủ trị
Công năng: Giáng nghịch, hạ khí.
Chủ trị: Nấc (ách nghịch).
Xem thêm: THIÊN MA (Thân rễ) (Rhizoma Gastrodiae elatae) – Dược Điển Việt Nam 5
Cách dùng, liều lượng
Ngày uống từ 4,5 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.
Sẹo rỗ là di chứng của các tổn yêu thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do: mụn,
bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,…Khi đó, các tế bào sợi của da bị đứt
gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi, dẫn đến vùng da tại vết mến hình thành
vết lõm như chúng ta thấy được gọi
là sẹo rỗ.
Dựa vào hình dáng, chúng ta có thể phân chia sẹo rỗ/sẹo lõm thành 3 dạng:
Sẹo Ice Pick, Sẹo Boxcar, Sẹo Rolling.