banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

THUYỀN THOÁI (Periostracum Cicadae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
THUYỀN THOÁI

Thuyền Thoái hay Xác ve sầu

Xác lột của con Ve sầu lúc có cánh (Cryptotympana pustulata Fabricius), họ Ve sầu (Cicadidae).

Mô tả

Thuyền thoái hình bầu dục, hơi cong, dài chừng 3,5 cm, rộng 2 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng, trong mờ, sáng bóng. Đầu có một đôi râu dạng sợi, thường bị rụng, hai mắt lồi mọc ngang, trán lồi ra ở phía trước, miệng rộng, môi trên rộng ngắn, môi dưới dài ra thành vòi hình ống. Ở lưng có vết nứt hình chữ thập, miệng nứt rách cuộn vào phía trong, hai bên sống lưng có hai đôi cánh nhỏ, ở ngực và phía bụng có 3 đôi chân phù lỏng nhỏ màu nàu vàng, đôi chân trước to, khoẻ, có răng cưa; hai đôi chân sau hơi nhỏ, dài. Bụng tròn, tù, có 9 đốt. Thể nhẹ, chất mỏng, trong rỗng, dễ vỡ. Không mùi, vị nhạt.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Xem thêm: THỤC ĐỊA (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Vào mùa hè, thu, lấy xác ve sầu, loại bỏ đất cát, rửa sạch, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, trong lọ kín, tránh làm vụn nát, tránh sâu, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Công năng: Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng.

Chủ trị; Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chân ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Xem thêm: THÔNG THẢO (Lõi thân) (Medulla Tetrapanacis papyriferi) – Dược Điển Việt Nam 5

Kiêng kỵ

Chứng hư không do phong nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *