banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

TRƯ LINH (Polyporus) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
TRƯ LINH

Nấm trư linh [Polyporus umbellatus (Pers.) Fries], họ Nấm Lỗ (Polyporaceae).

Mô tả

Dược liệu là những khối hình dạng thay đổi, thường dẹt, phân nhánh có mặt ngoài màu đen, nhiều chỗ lồi lõm, ruột trắng ngà, nhẹ, xốp.

Vi phẫu

Mặt cắt thường hình tròn, dẹt, cấu tạo bởi các sợi nấm đường kính 5 µm đến 10 µm, phía ngoài các sợi nấm đan xen vào nhau chặt, phần trong lỏng lẻo hơn, rải rác có các tinh thể hình khối.

Bột

Bột màu xám nhạt, vị nhạt, mùi hơi tanh. Soi dưới kính hiển vi thấy: các sợi nấm mảnh, ít phân nhánh, rải rác có các bào tử nhỏ hình trứng, các tinh thể hình khối.

Định tính

A.Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun sôi trong cách thủy khoảng 15 min, khuấy đều sẽ tạo nên dung dịch nhớt.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Dung môi khai trin: Ether dầu ha (60°C đến 90°C) – ethyl acetat (3 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột thô dược liệu, ngâm 30 min trong 20 ml methanol (TT) thỉnh thoảng lắc, lọc, cô dịch lọc tới khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Trư linh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 5 µl đến 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: TRINH NỮ HOÀNG CUNG (Lá) (Folium Crini latifolii) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không được quá 12.0 % (Phụ lục 9.6, 1 g. 85 °C, 4 h)

Tạp chất

Không được quá 1 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 2,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10).

Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, định kỳ phơi sấy lại.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, nhạt, tính bình. Vào các kinh thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Công năng: Lợi tiểu, táo thấp.

Chủ trị: Sưng phù, tiểu khó, tiểu đục.

Xem thêm: TRI MẪU (Thân rễ) (Rhizoma Anemarrhenae) – Dược Điển Việt Nam 5

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người bệnh đau thận, phụ nữ có thai phải cẩn thận khi dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *