banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Mã đề (Lá) (Folium Plantaginis) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Mã đề lá

Lá đã phơi hay sấy khô của cây Mã đề (Plantago major L),  họ Mã đề (Plantaginaceae).

Mô tả

Lá nhăn nheo, nhàu nát, giống như cái thìa, đỉnh tù, đáy thuôn hẹp, dài 7 cm đến 10 cm, rộng 5 cm đến 7 cm. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Phiến lá dày, nhẵn. Mép nguyên có 3 đến 5 gân hình cung, lồi nhiều về  phía mặt dưới lá. Cuống dài 5 cm đến 10 cm, rộng ra về phía gốc.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào hình gần vuông, xếp đều đặn có chứa lỗ khí và lông tiết. Lớp mô dày góc dưới gân lá xếp sát biểu bì, gồm những tế bào hình nhiều cạnh. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hoặc nhiều cạnh, thành mỏng và hơi uốn lượn, có khoảng gian bào hình nhiều cạnh. Bó libe-gỗ hình tròn xếp giữa gân lá gồm: vòng nội bì bao bọc xung quanh, cung libe xếp sát cung mô dày dưới, gỗ ở trên libe, mạch gỗ xếp nơi nhau thành dãy thẳng hàng.

Xem thêm: Cánh Kiến Trắng (Benzoinum) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Màu xám nâu nhạt, vị hơi chát, hơi đắng, hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo mang lỗ khí và lông tiết. Lỗ khí có tế bào bạn hình dạng thay đổi, biểu bì trên có nhiều hơn biểu bì dưới. Lông tiết có đầu 2 tế bào, chân đa bào đính trên tế bào tròn, thành mỏng, xung quanh có nhiều đường vân tỏa ra, có khi lông đã rụng để lại vết tích của chân lông. Mảnh cuống lá gồm tế bào hình nhiều cạnh mang lông tiết đầu 2 tế bào. Mảnh mạch.

Định tính

A.Lấy 1 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hoa (Phụ lục 12.2), soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình kim. B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi 1 min rồi để nguội, lọc. Lấy 1 giọt dịch lọc nhỏ lên phiến kính,  hơ nhẹ trên đèn cồn cho khô, đem soi kính hiển vi thấy có  tinh thể hình vuông và hình chữ nhật.
C. Dưới ánh sáng từ ngoại bước sóng 366 nm, bột dược liệu phát quang màu nâu.

Xem thêm: Cau (Vỏ quả) (Pericarpium Arecae catechi) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Hái lá lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô ở 40 °C đến 50 °C.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào các kinh can, phế, thận, tiểu trường, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng  trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 16 g đến 20 g,  dạng thuốc sắc, cao thuốc.Dùng ngoài để chữa bỏng (lấy bông nhúng vào cao thuốc đắp lên chỗ bóng, băng lại, mỗi ngày thay một lần).

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiêu không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *