banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V TẢI PDF MIỄN PHÍ

Mạn Kinh Tử (Fructus Viticis trifoliae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Mạn kinh tử

Tên khác: Quan âm biển

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.) hay cây Mạn kinh lá đơn (Vitex rotundifolia L. f.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaccae).

Mô tả

Quả hình cầu, đường kính 4 mm đến 6 mm, mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen, phủ lông nhung màu xám nhạt như sương, có 4 rãnh dọc nông, đỉnh hơi lõm, đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Lá đài bao bọc 1/3 đến 2/3 quả, có 5 răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mượt. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có một hạt. Mùi thơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm 2 lớp: Biểu bì và hạ bì. Biểu bì cỏ 1 lớp cutin khá dày, rải rác có lông tiết hình cầu. Hạ bì gồm các tế bào dài, dẹt, thành cũng tương đối dày.
Vỏ quả giữa: Phía ngoài tế bào không đều, hình nhiều cạnh, bầu dục hoặc tròn, thành mỏng; phía trong tế bào dài xếp dọc, thành dày hơn.
Vỏ quả trong: Cấu tạo bởi tế bào mô cứng hình chữ nhật  hoặc bầu dục, thành rất dày, càng vào phía trong thành tế bào càng dày.
Vỏ hạt cấu tạo bởi 1 đến 2 lớp tế bào hình mạng.
Nội nhũ gồm 1 đến 4 lớp tế bào hình bầu dục, trong có những hạt lổn nhổn.

Xem thêm: Bán Hạ (Thân rễ) (Rhizoma Pineliiae) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Màu nâu xám, tế bào biểu bì của lá đài hình hơi tròn, thành tế bào thường lượn sóng. Lông che chở có 2 đến 3 tế bào, tế bào ở đỉnh lớn hơn, có hình bướu. Tế bào vỏ quả ngoài hình nhiều cạnh, có đường vân kẻ của cutin và vết tích lông đã rụng, có lông tiết và lông che chở. Lông tiết có  2 loại, loại lông đơn bào ở đầu và 1 đến 2 tế bào ở chân và loại lông có 2 đến 6 tế bào ở đầu và 1 tế bào ờ chân. Lông  che chở có 2 đến 4 tế bào, dài 14 µm đến 68 µm, thường cong thành núm lồi. Tế bào vỏ quả giữa hình hơi tròn hay bầu dục, thành hơi hóa gỗ, có lỗ rõ. Tế bào tiết thường bị  vỡ, có chứa các chất tiết, tế bào kế bên chứa giọt dầu màu vàng nhạt. Tế bào mô cứng của vỏ quả trong hình bầu dục  hay hình vuông, đường kính 10 µm đến 35 µm. Tế bào vỏ hạt hình tròn hoặc hơi tròn, đường kính 35 µm đến 42 µm  thành có vân lưới, hóa gỗ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển. Cyclohexanethyl acetat (8 : 2).
Dung dịch thử: Cất tinh dầu từ 40 g dược liệu bằng phương  pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1 ml ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT).
Dung dịch đối chiếu: Cất tinh dầu từ 40 g Mạn kinh tử (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1 ml  ether dầu hỏa  (30 °C đến 60 °C) (TT).
Cách tiền hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thửdung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí rồi phun thuốc thử vanilinacid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110 °C trong 10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Xem thêm: Bán Biên Liên (Herba Lobeliae chinensis) – Dược Điển Việt Nam 5

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quả non, quả lép: Không quá 5,0 %.
Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trong nước: Không dưới 11,0 % tính theo  dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.
Chất chiết được trong  ethanol: Không được dưới 7,0 %  tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bào chế

Mạn kinh tử sống: Loại bỏ tạp chất.
Mạn kinh tử sao: Cho mạn kinh tử vào chảo, sao nhỏ lửa cho đến khi khô thơm. Giã dập khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Vào kinh can, phế, bàng quang, vị.

Công năng, chủ trị

Sơ tán phong nhiệt, khu phong thắng thấp.

Chủ trị: Cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g. thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Huyết hư không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *