banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V TẢI PDF MIỄN PHÍ

Ngô Công (Scolopendra) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Ngô công

Ngô công là cơ thể khô của loài Rết (Scolopendra morsitans Linnaeus), họ Rết (Scolopendridae).

Mô tả

Cơ thể rết thường nhỏ dài 7 cm đến 13 cm. Thân dẹt bao gồm khoảng 20 đốt, các đốt thân gần giống nhau, mỗi đốt mang một đôi chân. Rết có một đôi râu ngắn. Đầu ngắn do 6 đến 7 đốt hợp lại. Hai bên đầu có nhiều mắt đơn. Miệng nằm giữa 2 hàm trên. Đôi chân thứ nhất biến đổi thành chân hàm có móc chứa nọc độc, hướng thẳng về phía trước. Tuyến độc nằm trong gốc háng hay sâu hơn nữa. Hai đốt cuối thường không có chân. Đôi chân cuối cùng thường dài và duỗi về phía sau. Kết cấu mỏng manh dễ gãy theo đường nứt. Mùi hơi khó chịu đặc trưng, nếm thấy có vị hăng cay, hơi mặn.

Độ ẩm

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105 °C, 5 h).

Xem thêm: Chè Đắng (Lá) (Folium ilexi kaushii) – Dược Điển Việt Nam 5

Tro toàn phần

Không được quá 5.0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được

Không được dưới 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Rết dùng làm thuốc được bắt vào mùa xuân hoặc mùa hè, được duỗi thẳng bằng que nứa xuyên từ đầu đến đuôi đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ que nứa, rửa sạch sao nóng nhẹ đến khi có màu vàng, cắt thành miếng nhỏ.

Bảo quản

Nơi khô mát tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Quy vào kinh can.

Xem thêm: Chè Dây (Lá) (Folium Ampelopsis) – Dược Điển Việt Nam 5

Công năng, chủ trị

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn.

Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 g đến 5 g trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *