PETHIDIN HYDROCLORID (Pethidini hydrocloridum) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
PETHIDIN HYDROCLORID

C15H21NO2.HCl                             P.t.l: 283,8

Pethidin hydroclorid là ethyl-1-methyl-4-phenyl-piperidin- 4-carboxylat hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H21NO2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Sản xuất: Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm thì qui trình sản xuất phải được thẩm định để chứng minh giới hạn tạp chất B không quá 0,1 phần triệu.

Tính chất

Bột kết tinh trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pethidin hydroclorid chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 187 °C đến 190 °C (Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml ethanol (TT) và thêm 10 ml dung dịch acid picric 1% (TT). Tủa tinh thể thu được sau khi rửa với nước và sấy khô ở 100 °C đến 105 °C chảy trong khoảng 186 °C đến 193 °C. Trộn đều đồng lượng tủa thu được và chế phẩm, xác định điểm chảy của hỗn hợp.
Điểm chảy của hỗn hợp phải thấp hơn điểm chảy của tủa ít nhất là 20 °C (Phụ lục 6.7).

D. Thêm 5 ml nước vào 5 ml dung dịch S. Dung dịch này cho phản ứng A của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Xem thêm: PERINDOPRIL tert-BUTYL AMIN (tert-Butylamini Perindoprilum) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 2 chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,2 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S.

Dung dịch này màu vàng. Thêm 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch chuyển sang đỏ.

Tạp chất B

Không được quá 10 phần triệu đối với chế phẩm không dùng pha tiêm.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A. Hỗn hợp đồng thể tích dung dịch natri peclorat 4,2 %dung dịch acid phosphoric 1,16%, điều chỉnh đến pH 2,0 bằng triethylamin (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 thể tích acetonitril (TT) và 80 thể tích nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A (1-methyl-4-phenylpiperidin) trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 12,5 mg tạp chất B (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,6 tetrahydropyridin) trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20:80).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi spherical end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 μm) với diện tích bề mặt 340 m2/g, kích thước lỗ 10 nm và chứa 19 % carbon.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 μl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian Pha động A Pha động B
(min) (% tt/tt) (% tt/tt)
0 – 15 80 – 75 20 – 25
15 – 31 75 – 55 25 – 45
31 – 40 55 45
40 – 41 55 – 80 45 – 20
41 – 50 80 20

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (4).

Thời gian lưu tương đối so với pethidin (khoảng 24 min):

Tạp chất B khoảng 0,66, tạp chất A khoảng 0,68.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), tỷ lệ tín hiệu – nhiễu tối thiểu là 10 cho pic đầu tiên và tỷ lệ đỉnh – hõm (Hp/Hv) tối thiểu là 4 trong đó Hp = chiều cao của pic tạp chất B và Hv = chiều cao của điểm thấp nhất trên đường cong tách pic này từ tạp chất A.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), diện tích pic tương ứng với tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trong dung dịch đối chiếu (4).

Xem thêm:VIÊN NÉN PERINDOPRIL tert-BUTYLAMIN (Tabellae tert-Butylamini perindoprilum) – Dược Điển Việt Nam 5 

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành như trong phần Tạp chất B với những thay đổi sau:

Tiến hành sắc ký với 20 μl dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1);

Diện tích pic của bất kỳ tạp chất nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 °C đến 105 °C).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,220 g chế phẩm trong 50 ml ethanol (TT), thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo thế ( Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa 2 điểm uốn.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 28,38 mg C15H21NO2.HCl.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *