Thuốc Cilzec 40 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
MSN Laboratories Limited – India.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc chứa thành phần sau:
– Telmisartan 40mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Telmisartan
Telmisartan ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II, làm bất hoạt tác dụng của chất này. Do đó, thuốc có tác dụng giãn mạch kết hợp với ngăn cản quá trình sản xuất Aldosteron gây tăng thải Natri. Đồng thời giảm cả huyết tâm trương và tâm thu mà không gây ảnh hưởng đến nhịp tim.
Chỉ định
Sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
– Điều trị tăng huyết áp vô căn.
– Phòng ngừa tim mạch ở người có tiền sử bệnh tim mạch vành, động mạch ngoại vi, đột quỵ hay biến chứng do đái tháo đường tuýp 2.
Cách dùng
Cách sử dụng
Có thể uống trước hoặc sau ăn.
Liều dùng
– Người lớn:
+ Điều trị tăng huyết áp vô căn: Liều thông thường 40mg/lần x 1 lần/ngày, tối đa 80mg/lần x 1 lần/ngày.
+ Phòng ngừa tim mạch: 80mg/lần x 1 lần/ngày.
– Trẻ em: Độ an toàn chưa được thiết lập.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Trừ khi đã gần lần dùng liều tiếp theo thì bỏ qua, còn không hãy uống lại liều đã quên ngay khi nhớ ra.
+ Vẫn sử dụng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch đã định sẵn.
+ Không dùng gấp đôi liều khuyến cáo nhằm mục đích bù liều quên.
– Khi quá liều:
Có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.
+ Chóng mặt.
+ Tăng Creatinin huyết thanh, suy thận cấp.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu Telmisartan. Do đó, nếu có dấu hiệu ngộ độc thuốc, đưa ngay người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho các đối tượng sau:
– Nhạy cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
– Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi.
– Rối loạn tắc nghẽn đường mật.
– Suy gan nặng.
Tác dụng không mong muốn
Có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp trên.
– Lo lắng, bồn chồn.
– Chóng mặt.
– Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…
– Rối loạn thị lực.
…
Hãy thông báo ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất cứ tác dụng ngoài ý muốn nào do sử dụng thuốc.
Tương tác với sản phẩm khác
Có thể xảy ra các tương tác với những chế phẩm khác như:
– Dùng chung với Aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng Kali máu và thay đổi chức năng thận (suy thận cấp). Các tác dụng phụ này càng trở lên trầm trọng hơn ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và suy thận.
– Sử dụng Amiloride, Spironolactone,… cùng với Telmisartan sẽ làm tăng nồng độ Kali trong máu, có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, lú lẫn, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, cảm giác nặng nề ở chân, nhịp tim chậm hoặc không đều,…
– Phối hợp các thuốc ức chế men chuyển (Benazepril, Captopril, fosinopril,…) làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, ngất, rối loạn chức năng thận, Kali huyết tăng.
– Tizanidine có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hạ huyết áp gồm: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thay đổi mạch hoặc nhịp tim khi dùng kết hợp với Telmisartan.
Liệt kê ngay với bác sĩ, dược sĩ những thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng để cân nhắc điều chỉnh hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
– Phụ nữ có thai:
+ Các dữ liệu về nguy cơ gây quái thai khi sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy nên, thận trọng khi dùng thuốc trong giai đoạn này.
+ Việc sử dụng thuốc vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ có thể gây độc tính cho thai nhi (thiếu nước ối, chậm phát triển xương sọ, giảm chức năng thận) và trẻ sơ sinh (tăng Kali huyết, hạ huyết áp, suy thận). Chống chỉ định kê đơn cho đối tượng này.
– Phụ nữ cho con bú: Chưa có đầy đủ thông tin về thuốc có khả năng bài tiết được qua sữa mẹ hay không. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và phải có hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu nào được thực hiện về tác dụng bất lợi của thuốc đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Tuy nhiên, đã có báo cáo về tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ xuất hiện trong quá trình dùng thuốc. Do đó, cần thận trọng sử dụng thuốc trên đối tượng này.
Bảo quản
– Giữ thuốc ở trong phòng khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp.
– Nhiệt độ không quá 30℃.
Thuốc Cilzec 40 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Có thể dễ dàng mua thuốc tại các hiệu thuốc tây lớn, nhỏ trên toàn quốc. Giá bán dao động từ 130.000 – 140.000 đồng/hộp tùy cơ sở phân phối.
Hãy liên hệ ngay với chúng theo số hotline đã cung cấp để mua được hàng đảm bảo chất lượng mà giá cả lại hợp lý cùng với sự tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Có nên lựa chọn Cilzec 40? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Không gây tác dụng phụ ho khan như một số thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
– Thuốc đem lại hiệu quả hạ huyết áp kéo dài và kiểm soát huyết áp vào buổi sáng tốt hơn so với thuốc Valsartan 160mg.
– Khá an toàn cho người sử dụng, ít tác dụng phụ.
Nhược điểm
– Không sử dụng được cho phụ nữ có thai 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
– Xảy ra nhiều tương tác nghiêm trọng với các thuốc khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.