Thuốc Ciacca là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 tuýp 10g.
Dạng bào chế
Gel bôi ngoài da.
Thành phần chính
Mỗi tuýp thuốc chứa:
– Adapalen 0,1%
– Clindamycin 1% (dưới dạng Clindamycin Phosphate).
– Tá dược vừa đủ 1 tuýp.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính
Clindamycin:
– Là một kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid. Có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.
– Cơ chế tác dụng: tạo liên kết với tiểu phần 50S của Ribosom, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn làm chúng không phát triển được.
– Phổ kháng khuẩn rộng, ví dụ như: cầu khuẩn Gram dương ưa khí, trực khuẩn Gram âm kỵ khí, cầu khuẩn Gram dương kỵ khí,…
Adapalen:
– Là một hoạt chất giống Retinoid, có đặc tính chống viêm.
– Cơ chế tác dụng giống với Tretionin gắn với thụ thể chuyên biệt ở nhân tế bào, khác ở chỗ không gắn với thụ thể để nối kết với protein ở trong bào tương.
– Adapalen giúp biệt hóa nang tế bào biểu mô, tác động lên quá trình Keratin hóa và biệt hóa biểu bì (cả 2 quá trình đều là nguyên nhân hình thành mụn trứng cá). Từ đó thuốc ức chế phát sinh nhân mụn.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp da bị mụn trứng cá ở vùng mặt, lưng hoặc ngực, từ mức độ nhẹ cho đến vừa phải gồm:
– Mụn trứng cá có nhân.
– Mụn trứng cá sần.
– Mụn trứng cá mủ.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng để bôi ngoài da.
– Rửa sạch vùng da bị mụn trứng cá rồi lau khô, sau đó dùng đầu ngón tay thoa một lớp gel mỏng và đều lên da.
Liều dùng
Người lớn và thanh thiếu niên (từ 13 đến 17 tuổi):
– Bôi thuốc lên vùng da bị mụn mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.
– Điều trị thuốc liên tục không nên vượt quá 12 tuần. Trường hợp khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ em: Mức độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập ở trẻ em trước tuổi dậy thì (dưới 12 tuổi), vì mụn trứng cá thường hiếm khi thấy xuất hiện ở độ tuổi này.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Nên bỏ qua liều đã quên, sử dụng các liều tiếp theo ở thời điểm như bình thường.
– Không dùng lượng gấp đôi thuốc để bù liều cho một lần sử dụng. Chỉ bôi một lớp mỏng vừa phải.
Quá liều:
– Chưa có báo cáo nào về trường hợp dùng thuốc quá liều.
– Cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu thấy xuất hiện triệu chứng khác thường để có biện pháp xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc ở người bệnh có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Khi dùng thuốc, có thể xảy ra các phản ứng tại vị trí bôi thuốc từ nhẹ đến vừa. Những báo cáo thử nghiệm lâm sàng chỉ ra: Các phản ứng rất thường gặp (>1/10): da đỏ, lột da, khô da.
– Thường gặp (từ >1/100 đến 1/10): bỏng, ngứa.
– Không thường gặp (từ >1/1000 đến 1/100): nặng hơn tình trạng mụn, có cảm giác khác thường, viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện.
– Tình trạng đề kháng với thuốc có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài.
Liên hệ bác sĩ hoặc các trung tâm y tế, nếu các tác dụng bất lợi bạn gặp phải gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc không cải thiện.
Tương tác thuốc
– Chưa có tương tác nào được biết giữa thuốc Ciacca với các chế phẩm dùng ngoài da khác khi sử dụng đồng thời.
– Tuy nhiên, các Retinoid và các thành phần có cơ chế tác động tương tự không được khuyến cáo dùng cùng lúc với thuốc.
– Thuốc chậm hấp thu qua da nên không xảy ra tương tác với thuốc dùng toàn thân.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thai kỳ:
– Hiện chưa có thông tin nào về tác động của thuốc đối với phụ nữ có thai.
– Vì vậy không được dùng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Cho con bú:
– Chưa có kết quả an toàn nào được thiết lập khi sử dụng thuốc ở bà mẹ đang cho con bú.
– Không khuyến cáo dùng thuốc trong trường hợp này.
Người lái xe và vận hành máy móc
Dựa vào các tài liệu hiện có về dược động học của thuốc và kinh nghiệm trên lâm sàng, cho thấy thuốc không tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người sử dụng.
Lưu ý đặc biệt khác
– Không được dùng thuốc ở mặt, hốc mũi, miệng và màng nhầy. Nếu thuốc tiếp xúc với các cơ quan này, cần rửa sạch ngay với nước ấm.
– Không bôi thuốc ở vùng da bị trầy xước, có vết thương hở hay bị eczema.
– Thuốc cũng không dùng điều trị các trường hợp bị mụn trứng cá nặng, lan rộng khắp cơ thể.
Điều kiện bảo quản
– Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Điều kiện nhiệt độ không quá 30°C.
– Tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Ciacca mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Ciacca đang được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc và cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc với giá dao động từ 65.000-70.000 đồng/hộp. Vì vậy, để mua được thuốc chất lượng tốt, chính hãng với giá ưu đãi nhất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc website của công ty để được tư vấn cụ thể.
Hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn những sản phẩm nhạy cảm, tránh tiền mất tật mang. Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ TẬN TÂM NHẤT. Sự hài lòng của khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu.
Review của khách hàng về thuốc
Thuốc Ciacca có tốt không? Đây là thắc mắc chung của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm này. Tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Thứ nhất là nơi mua, có mua đúng hàng chuẩn hay không. Thứ 2 là cách dùng, dùng có đúng như hướng dẫn của bác sĩ chỉ định.
Hãy cùng chúng tôi điểm lại ngắn gọn những ưu nhược điểm của sản phẩm này:
Ưu điểm
– Thuốc dùng ngoài da, dễ sử dụng và có mức độ an toàn cao hơn các đường dùng khác.
– Thuốc đựng trong tuýp nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang theo người.
– Giá thành tương đối rẻ, dễ dàng tìm mua.
Nhược điểm
– Dạng dùng là bôi ngoài, khó phân liều chính xác.
– Một tuýp dùng nhiều lần nên cần chú ý bảo quản trong thời gian sử dụng.
– Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.