Thuốc Rileptid 2mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Egis Pharmaceuticals PLC.
Quy cách đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên chứa:
– Risperidone 2mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Risperidone trong công thức
– Đối kháng với thụ thể Monoaminergic có chọn lọc, có công dụng định tâm, an thần.
– Tạo ra áp lực cao đối với hai thụ thể Serotonin loại 2 và Dopamin loại 2, từ đó cải thiện triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt.
– Hoạt chất có tác dụng hiệu quả trong giảm các triệu chứng ngoại tháp.
Chỉ định
Thuốc Rileptid 2mg được dùng trong các trường hợp sau:
– Điều trị bệnh tâm thần phân liệt cấp, mạn tính và các triệu chứng kèm theo của bệnh tâm thần phân liệt như trầm cảm, lo âu.
– Bệnh nhân có các cơn hưng cảm vừa đến nặng trong rối loạn lưỡng cực.
– Các trường hợp mắc hội chứng gây hấn kéo dài gặp ở người bệnh trí tuệ giảm sút do bệnh Alzheimer mà không đáp ứng với phác đồ điều trị thông thường.
– Rối loạn hành vi, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ hoặc mắc bệnh tự kỷ.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống. Uống nguyên viên với một ít nước đun sôi để nguội.
– Thời điểm sử dụng: Bất cứ lúc nào, tuy nhiên cần uống thuốc đều đặn cùng giờ mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Liều dùng
– Chứng gây hấn kéo dài ở người bệnh trí tuệ giảm sút từ vừa đến nặng do bệnh Alzheimer:
+ Liều lượng khởi đầu: 0,25mg/ngày, chia 2 lần. Tùy vào thể trạng người bệnh, có thể tăng thêm 0,25mg cho mỗi lần uống.
+ Liều tối ưu cho đa số người bệnh là 0,5mg/ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể lên tới 1mg/ngày.
– Bệnh tâm thần phân liệt:
+ Người lớn: Liều khởi đầu là 2 mg/ngày, chia thành 1 – 2 lần. Ngày tiếp theo có thể dùng 4 mg/ngày, sau đó giữ nguyên liều hoặc thay đổi tùy vào tình trạng người bệnh. Liều tối ưu là 4 – 6 mg/ngày.
+ Người cao tuổi: Liều khởi đầu 0,5mg/ngày, chia thành 2 lần. Có thể tăng liều lượng tới 1 – 2mg/ngày, mỗi lần tăng 0,5mg.
+ Trẻ em: Chưa có báo cáo đầy đủ và chính xác về tính an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi.
– Các cơn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực:
+ Người lớn: Liều khởi đầu là 2mg/ngày, chia thành 1 – 2 lần. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, có thể điều chỉnh liều, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh liên tiếp phải lớn hơn 24h và tăng 1mg/ngày. Để tối ưu hóa khả năng điều trị của thuốc thì nên dùng liều 1-6mg/ngày.
+ Trẻ em: Chưa có báo cáo đầy đủ và chính xác về tính an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi.
+ Người cao tuổi: Liều khởi đầu là 0,5mg/ngày, chia thành 2 lần. Có thể tăng liều lượng tới 1 – 2mg/ngày, mỗi lần tăng 0,5mg. Thận trọng khi chia liều cho đối tượng này.
– Rối loạn hành vi:
+ Trẻ từ 5 – 18 tuổi:
Nếu trẻ có cân nặng lớn hơn hoặc bằng 50kg: Liều khởi đầu 0,5mg/ngày/lần. Có thể tăng liều thêm 0,5mg khi cần thiết.
Liều tối ưu cho đa số người bệnh lớn hơn hoặc bằng 50kg: 1mg/ngày/lần.
Đối với trẻ có cân nặng dưới 50kg: Liều khởi đầu 0,25mg/ngày/lần. Có thể tăng liều thêm 0,25mg khi cần thiết. Liều tối ưu cho đa số người bệnh dưới 50kg là 0,5mg/ngày/lần.
+ Trẻ em dưới 5 tuổi: Chưa có báo cáo đầy đủ và chính xác về tính an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi.
– Suy gan và suy thận:
+ Giảm một nửa liều khởi đầu,liều tiếp theo và cần tiến hành thăm dò liều chậm hơn ở đối tượng suy gan, suy thận vì khả năng đào thải thuốc chống loạn thần kém hiệu quả hơn so với người bình thường.
+ Nếu muốn ngưng sử dụng thuốc phải giảm liều từ từ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
* Khi quên liều: Uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần liều sau bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không được uống gấp đôi liều thuốc.
* Khi quá liều:
– Triệu chứng: Do sự tăng bất thường các tác dụng dược lý của Risperidone, quá liều có thể gặp các triệu chứng như ngủ gà, nhịp tim nhanh, an thần, các triệu chứng ngoại tháp, huyết áp thấp. Ngoài ra, quá liều còn dẫn đến khoảng QT kéo dài và co giật, triệu chứng xoắn đỉnh.
– Cách xử trí khi quá liều:
+ Đặt đường thông khí, đảm bảo thoáng khí và cung cấp đủ oxy.
+ Có thể rửa dạ dày sau khi đặt ống nội khí quản (trong trường hợp bệnh nhân hôn mê) và sử dụng than hoạt tính cùng với một thuốc nhuận tràng khi việc uống quá liều thuốc chưa đến 1 giờ. Làm điện tâm đồ để theo dõi nhịp tim vì nguy cơ xảy ra rối loạn nhịp tim.
+ Do không có thuốc giải đặc hiệu nên cần sử dụng thay thế bằng các biện pháp hỗ trợ tích cực như truyền dịch giao cảm hoặc sử dụng các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khi có hạ huyết áp hoặc trụy tim mạch.
+ Khi các triệu chứng ngoại tháp nặng, cần sử dụng thuốc chống cholin. Theo dõi bệnh nhân đến khi hồi phục hoàn toàn.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Rileptid 2mg cho bệnh nhân mẫn cảm với Risperidone hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Hay gặp nhất là Hội chứng Parkinson, nhức đầu, mất ngủ.
Các phản ứng bất lợi của thuốc xảy ra theo từng cơ quan và theo từng mức độ khác nhau:
– Máu và hệ bạch huyết:
+ Ít gặp: Giảm tiểu cầu, thiếu máu.
+ Hiếm gặp: Giảm bạch cầu hạt.
+ Không điển hình: Mất bạch cầu hạt.
– Hệ miễn dịch:
+ Ít gặp: Quá mẫn.
+ Hiếm gặp: Quá mẫn.
+ Không rõ: Phản ứng bảo vệ.
– Nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn:
+ Thường gặp: Cúm, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
+ Ít gặp: Nhiễm virus, nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm amidan, viêm mô tế bào, nhiễm trùng mắt, viêm tai giữa, nhiễm trùng khu trú, viêm da do ve, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm bàng quang, nấm móng.
+ Hiếm gặp: Viêm tai giữa mạn tính.
– Nội tiết: Hiếm gặp hội chứng bài tiết hormon chống bài niệu không phù hợp.
– Chuyển hóa và dinh dưỡng:
+ Thường gặp: Giảm thèm ăn, tăng thèm ăn.
+ Ít gặp: Khát nước nhiều, chán ăn.
+ Rất hiếm gặp: Nhiễm toan Ceton do đái tháo đường.
+ Không rõ: Ngộ độc nước.
– Hệ thần kinh:
+ Rất thường gặp: Hội chứng Parkinson, nhức đầu.
+ Thường gặp: Chóng mặt, run tay chân, loạn trương lực cơ,…
+ Hiếm gặp: Hôn mê đái tháo đường, rối loạn mạch máu não, rối loạn cử động,…
– Tâm thần:
+ Rất thường gặp: Mất ngủ.
+ Thường gặp: Kích động, lâu âu, rối loạn giấc ngủ.
+ Ít gặp: Hưng cảm, giảm ham muốn tình dục,…
+ Không rõ: Không đạt cực khoái, mất quan tâm hứng thú.
– Mắt:
+ Thường gặp: Nhìn mờ.
+ Ít gặp: Viêm kết mạc, mắt khô, sợ ánh sáng, mắt sung huyết,…
+ Hiếm gặp: Tăng nhãn áp, đảo mắt, giảm thị lực.
– Tim:
+ Thường gặp: Nhịp tim nhanh.
+ Ít gặp: Block nhĩ thất, block bó nhánh, nhịp xoang chậm, hồi hộp, rung nhĩ.
– Tai và mê đạo:
Ít gặp: Đau nhức tai, ù tai.
– Mạch máu:
+ Ít gặp: Huyết áp thấp, hạ huyết áp thế đứng, đỏ bừng.
+ Không rõ: Huyết khối tắc tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi,…
– Tiêu hóa:
+ Thường gặp: Tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn,…
+ Ít gặp: Nuốt khó, đại tiện không kiềm chế được, viêm dạ dày,…
+ Hiếm gặp: Viêm tuyến tụy, tắc ruột, sưng môi, viêm môi.
– Hô hấp, trung thất, lồng ngực:
+ Thường gặp: Khó thở, đau họng, nghẹt mũi,…
+ Ít gặp: Viêm phổi do sặc, sung huyết ở phổi, khàn tiếng,…
+ Hiếm gặp: Tăng thông khí, hội chứng ngưng thở khi ngủ.
– Da và mô dưới da:
+ Thường gặp: Ban đỏ.
+ Ít gặp: Phù mạch, bệnh ở da, ngứa, trứng cá, da đổi màu,…
+ Hiếm gặp: Vảy da đầu.
– Thận và đường tiết niệu:
+ Thường gặp: Đái dầm.
+ Ít gặp: Tiểu rát, tiểu khó, tiểu không tự chủ.
+ Hiếm gặp: Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.
– Cơ xương và mô liên kết:
+ Thường gặp: Đau lưng, đau ở tay chân, nhức khớp.
+ Ít gặp: Đau nhức cổ, sưng khớp, xương ở ngực,…
+ Hiếm gặp: Chứng tiêu cơ vân.
– Hệ sinh sản và vú:
+ Ít gặp: Huyết trắng, vô kinh, rối loạn khả năng tình dục,…
+ Không rõ: Cương đau dương vật.
– Xét nghiệm:
+ Thường gặp: Tăng cân, tăng Prolactin.
+ Ít gặp: Tăng đường huyết, điện tâm đồ bất thường, tăng thân nhiệt, giảm bạch cầu,…
+ Hiếm gặp: Giảm thân nhiệt.
Thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn kể trên.
Tương tác thuốc
– Khả năng thuốc Rileptid 2mg ảnh hưởng đến các thuốc khác:
+ Có thể tăng tác dụng gây ngủ khi Risperidone phối hợp với rượu, chế phẩm có thuốc kháng Histamin và Benzodiazepin.
+ Khi sử dụng Levodopa và các thuốc chủ vận mạch Dopamin khác có thể xảy ra đối kháng. Trong trường hợp cần thiết như mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối cần sử dụng liều thấp nhất mà vẫn tạo ra được hiểu quả điều trị.
+ Phối hợp Risperidone với thuốc trị tăng huyết áp gây hạ huyết áp.
– Khả năng ảnh hưởng của các thuốc khác đến thuốc Rileptid 2mg:
+ Giảm nồng độ trong huyết tương của các thành phần chống loạn thần của risperidone dưới tác động của Carbamazepine, Rifampicin, Phenytoin,…
+ Verapamil, Fluoxetine, Paroxetine, các thuốc chống trầm cảm ba vòng,… làm tăng nồng độ của Risperidone trong huyết tương và nhỏ hơn với chất có hoạt tính chống loạn thần.
+ Sử dụng kết hợp với Furosemid có thể dẫn đến tử vong.
+ Không dùng đồng thời với Paliperidone vì có thể gây phơi nhiễm với chất có hoạt tính chống loạn thần.
– Các nghiên cứu trên mới chỉ được tiến hành ở người lớn, chưa có báo cáo cụ thể đối với trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
*Phụ nữ mang thai
– Trong ba tháng cuối thời kỳ mang thai, trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi các thuốc chống loạn thần, xuất hiện các triệu chứng như chứng ngoại tháp hoặc/và cai thuốc. Mức độ nặng hay nhẹ hay thời gian duy trì của các ảnh hưởng này có thể thay đổi sau sinh.
– Xuất hiện những phản ứng bất lợi ở trẻ sơ sinh như tăng trương lực, giảm trương lực, kích động, run tay chân, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp.
– Hạn chế sử dụng Rileptid trù khi thực sự cần thiết, nếu cần phải ngưng thuốc và khi mang thai thì không được ngưng thuốc đột ngột.
* Phụ nữ đang cho con bú
Chưa có báo cáo về việc thuốc gây ra triệu chứng nguy hiểm ở trẻ bú sữa mẹ. Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Ảnh hưởng nhẹ lên thần kinh và thị giác đối với người lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.
Lưu ý đặc biệt
– Huyết khối tĩnh mạch:
Xuất hiện tình trạng huyết khối tĩnh mạch khi sử dụng các thuốc chống loạn thần. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc cần đánh giá các nguy cơ và chuẩn bị sẵn các biện pháp phòng ngừa.
– Hạ huyết áp thế đứng:
Trong giai đoạn đầu thăm dò liều hay xảy ra hiện tượng hạ huyết áp thế đứng, đặc biệt giai đoạn sau khi kết hợp Risperidone và các thuốc chống tăng huyết áp. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho người bị bệnh tim mạch, thăm dò liều trước khi sử dụng và cần xem lại liều ngay sau khi phát hiện tụt huyết áp.
– Hội chứng thần kinh ác tính:
Có thể xảy ra hội chứng này với những triệu chứng điển hình như sốt cao, thần kinh tự động không ổn định, cứng cơ, Creatine trong huyết thanh tăng, thay đổi ý thức, myoglobin-niệu, suy thận cấp. Khi thấy những biểu hiện này cần ngừng ngay thuốc.
– Các triệu chứng ngoại tháp và rối loạn vận động:
+ Xuất hiện các dấu hiệu như lưỡi và mặt cử động nhịp nhàng không tự chủ.
+ Nguy cơ rối loạn vận động muộn khi gặp triệu chứng ngoại tháp, xem xét ngừng thuốc khi gặp các phản ứng bất lợi trên.
– Tăng đường huyết:
Rất ít gặp tăng huyết áp hoặc đái tháo đường khi sử dụng thuốc chống loạn thần, nhưng nên có sự theo dõi ở người bệnh hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường.
– Bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ có thể Lewy:
Cần cân nhắc lợi ích và tác hại khi sử dụng thuốc cho đối tượng này, đặc biệt khi dùng Tisperidone làm cho bệnh Parkinson trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc khi dùng thuốc chống loạn thần thì cả hai nhóm bệnh nhân này có thể mắc hội chứng thần kinh ác tính với biểu hiện như vô tri giác, tư thế không vững với nhiều lần ngã,..
– Tăng Prolactin trong máu:
Các khối u ở người phát triển mạnh hơn khi có tác nhân là Prolactin. Thận trọng khi sử dụng thuốc với đối tượng tăng Prolactin máu và người có thể mắc các khối u phụ thuộc Prolactin.
– Ngoài ra, thuốc còn có khả năng gây ra các triệu chứng như co giật, QT kéo dài, rối loạn thân nhiệt. Vì vậy, cần cẩn trọng với người bệnh có tiền sử với các triệu chứng trên.
– Thuốc có thành phần tá dược Lactose, do đó không dùng với người không dung nạp được Galactose, thiếu men Lactose Lapp hoặc bị hội chứng khó hấp thu Glucose-galactose.
– Dùng thuốc cho trẻ em và người vị thành niên:
+ Cần khảo sát đầy đủ về các yếu tố ngoại cảnh của hành vi gây hấn như sự đau đớn, nhu cầu không thích hợp từ môi trường trước khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân.
+ Theo dõi tác động của Risperidone lên đối tượng này do ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ.
+ Thuốc làm tăng cân nặng của trẻ cũng như chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Những tác động của thuốc đến sự phát triển tình dục và chiều cao của trẻ chưa được nghiên cứu đầy đủ.
+ Cần có những đánh giá lâm sàng chi tiết, cẩn thận về sự trưởng thành và phát triển của trẻ do thuốc có nguy cơ làm tăng Prolactin.
– Dùng thuốc đối với người cao tuổi:
+ Tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi dùng thuốc chống loạn thần nói chung cao hơn so với không dùng.
+ Không dùng thuốc Rileptid 2mg cho người bị rối loạn hành vi do giảm sút trí tuệ.
– Dùng kết hợp với Furosemid:
Tỷ lệ tử vong ở người dùng thuốc chống loạn thần nói chung kết hợp với Furosemid cao hơn so với không dùng. Cơ chế sinh lý bệnh để giải thích hiện tượng này chưa được phát hiện, do đó cần thận trọng khi quyết định phối hợp điều trị.
– Biến cố bất lợi trên mạch máu não:
+ Đối với người cao tuổi bị sa sút trí tuệ thì sử dụng thuốc có chứa Risperidone sẽ có tỷ lệ gặp các tác động bất lợi trên mạch máu não, cơn thiếu máu não cao hơn người không dùng thuốc.
+ Thận trọng với những đối tượng sa sút trí tuệ trên mạch máu não.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản trong túi kín.
– Nhiệt độ không lớn hơn 30oC.
Thuốc Rileptid 2mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 350.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 330.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Tác dụng nhanh chóng, hiệu quả trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ do bênh Alzheimer.
– Giá thành hợp lý.
– Chất lượng thuốc đảm bảo.
– Sử dụng được cho nhiều loại đối tượng.
Nhược điểm
– Khi sử dụng thuốc phải cẩn thận vì có nhiều tác dụng không mong muốn.
– Chia liều phức tạp khi sử dụng thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.