Gadoxime 200 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH MTV Dược phẩm & Sinh học y tế (Mebiphar).
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén phân tán.
Thành phần
Trong 1 viên thuốc có chứa thành phần:
– Cefpodoxim proxetil tương đương Cefpodoxim 200mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên (bao gồm Kollidon CL, Lactose, PVP, Bột Talc, Magnesi stearat, Aerosil, DST, Natri lauryl sulfat, Starch 1500, Bột mùi chanh, Sacralose).
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Cefpodoxim trong công thức
– Cefpodoxim là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 được sử dụng trong điều trị các vi khuẩn nhạy cảm nhờ cơ chế ức chế sinh tổng hợp màng tế bào vi khuẩn.
– Cefpodoxim bền vững kháng lại sự tấn công của beta-lactamase do cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) tiết ra như H. influenzae, M. catarrhalis, Neisseria.
– Phổ tác dụng:
+ Cầu khuẩn Gram (+): Phế cầu (S. pneumoniae), liên cầu (Streptococcus) nhóm A, B, C, G và tụ cầu (S. aureus, S. epidermidis) có hoặc không tạo beta-lactamase.
+ Cầu khuẩn Gram (-), trực khuẩn Gram (-) và Gram (+): E. coli, Klebsiella, P. mirabilis, Citrobacter.
+ Ít tác dụng, đôi khi đã xảy ra tình trạng kháng đối với P. vulgaris, Enterobacter, S. marcescens và C. perfringens…
– Thuốc bị kháng bởi các chủng vi khuẩn: Tụ cầu vàng kháng methicillin, S. saprophyticus, E. faecalis, P. aeruginosa, Pseudomonas spp., C. difficile, B. fragilis, Listeria, M. pneumoniae, Chlamydia và L. pneumophili.
– Trong công thức Cefpodoxim được bào chế dưới dạng Cefpodoxim proxetil ít có công dụng kháng khuẩn. Khi hấp thu qua đường tiêu hóa được chuyển hóa bởi esterase tạo Cefpodoxim có hoạt tính.
Chỉ định
Thuốc được sử dụng để điều trị trong các trường hợp:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (nhẹ đến trung bình), bao gồm cả viêm phổi cấp tính mắc tại cộng đồng do S. pneumoniae hoặc H. influenzae gây ra.
+ Đợt cấp của viêm phế quản mạn do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis không sinh beta-lactamase.
+ Thay thế cho thuốc điều trị chủ yếu trong nhiễm khuẩn nhẹ và vừa đường hô hấp trên (đau họng, viêm amidan) do S. pyogenes gây ra.
– Viêm tai giữa do S. pneumoniae, H. influenzae hoặc B. catarrhalis.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) gây ra bởi E. coli, K. pneumoniae, P. mirabilis hoặc S. saprophyticus.
– Nhiễm khuẩn da thể nhẹ và vừa, chưa biến chứng do S. aureus, S. epidermidis có hoặc không tạo beta-lactamase.
– Nhiễm lậu cầu cấp, chưa biến chứng ở nội mạc tử cung, hậu môn-trực tràng của phụ nữ và niệu đạo của phụ nữ và nam giới do chủng N. gonorrhoeae không tạo penicillinase.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng thuốc theo đường uống.
– Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
– Thời điểm sử dụng: Uống cùng bữa ăn để tăng hấp thu qua đường tiêu hóa.
– Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ đến vừa: 1 viên/lần x 2 lần/ngày, trong 10 hoặc 14 ngày.
– Viêm họng và/hoặc viêm amidan, nhiễm khuẩn tiết niệu thể nhẹ, vừa, chưa biến chứng: ½ viên/lần x 2 lần/ngày, trong 5-10 hoặc 7 ngày tương ứng.
– Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: 2 viên/lần x 2 lần/ngày, trong 7-14 ngày.
– Nhiễm lậu cầu: liều 1 viên duy nhất, sau đó điều trị tiếp bằng Doxycyclin phòng nhiễm Chlamydia.
Trẻ em dưới 13 tuổi:
– Trẻ từ 5 tháng – 12 tuổi:
+ Viêm tai giữa cấp: 5mg/kg (tối đa 200mg) mỗi 12h hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) mỗi 24h. trong 10 ngày.
+ Viêm phế quản, viêm amidan nhẹ và vừa: 5mg/kg (tối đa 100mg) mỗi 12h, trong 5-10 ngày.
– Nhiễm khuẩn khác:
+ Dưới 15 ngày tuổi: không nên dùng.
+ Từ 15 ngày – 6 tháng tuổi: 8mg/kg chia 2 lần/ngày.
+ Từ 6 tháng – 2 tuổi: 40mg/lần x 2 lần/ngày.
+ Từ 3-8 tuổi: 80mg/lần x 2 lần/ngày.
+ Từ 9-13 tuổi: 100mg/lần x 2 lần/ngày.
Bệnh nhân suy thận: Giảm tần suất liều dùng theo mức độ suy thận.
– Khi độ thanh thải creatinin < 30ml/phút, không thẩm tách máu: liều mỗi 24h.
– Đang thẩm tách máu: liều 3 lần/ tuần.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Uống bù liều đã quên ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã gần đến giờ dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo như bình thường.
Quá liều
– Triệu chứng: Nôn, buồn nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
– Xứ trí: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, các biện pháp chủ yếu để giải quyết triệu chứng.
+ Rửa dạ dày để loại phần thuốc chưa hấp thu ra khỏi cơ thể.
+ Thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nồng độ Cefpodoxim.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trong bất kì trường hợp nào sau đây:
– Dị ứng với các thành phần của thuốc.
– Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Tác dụng không mong muốn
Trong thời gian sử dụng người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:
Thường gặp:
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
– Đau đầu.
– Ngứa, phát ban, nổi mề đay.
Ít gặp:
– Phản ứng bệnh huyết thanh với sốt, đau khớp, phát ban.
– Phản ứng phản vệ, ban đỏ.
– Rối loạn enzym gan, viêm gan, vàng da ứ mật tạm thời.
Hiếm gặp:
– Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin.
– Viêm thận kẽ có hồi phục.
– Thần kinh: khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, hoa mắt, dễ bị kích thích.
Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc cần thông báo ngay với bác sĩ. Khuyến cáo xử trí tác dụng phụ có thể gặp phải: Ngưng sử dụng Cefpodoxim.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc cần chú ý nếu phối hợp thuốc:
– Thuốc kháng acid, chất kháng Histamin H2 làm giảm hấp thu Cefpodoxim khi sử dụng đồng thời.
– Acid uric niệu làm tăng hoạt lực của Cefpodoxim.
– Probenecid làm giảm thải trừ Cefpodoxim qua thận.
– Vaccin thương hàn sống bị giảm hoạt lực khi dùng cùng với Cefpodoxim.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên động vật không có các bằng chứng về ngộ độc, gây quái thai khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên chưa có kiểm soát chặt chẽ trên đối tượng mang thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thời kỳ cho con bú:
– Cefpodoxim bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ nhỏ. Tuy nhiên có thể gây ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, làm sai lệch kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi làm kháng sinh đồ nếu trẻ có sốt.
– Cân nhắc kĩ lợi ích cho mẹ – nguy cơ cho bé trong thời gian con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, do đó nên thận trọng đối với người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trước khi sử dụng thuốc cần khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân với Cephalosporin, Penicillin và các thuốc khác.
– Theo dõi dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ ở liều dùng đầu tiên.
– Nếu phản ứng quá mẫn xảy ra cần dừng ngay thuốc và chuyển sang liệu pháp điều trị phù hợp khác.
– Sử dụng dài ngày có thể bội nhiễm vi khuẩn và nấm như Clostridium difficile gây tiêu chảy, viêm kết tràng.
Điều kiện bảo quản
– Nơi thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng.
– Nhiệt độ không quá 30 độ C.
Thuốc Gadoxime 200 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 270.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 240.000 VNĐ/hộp.
Để mua được thuốc chính hãng, với giá cả hợp lý, đồng thời có các dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Gadoxime 200 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn cả Gram (-) và Gram (+), kể cả chủng đã sinh beta – lactamase.
– Có hoạt tính mạnh hơn Cefixim trong điều trị tụ cầu vàng.
– Sử dụng được cho trẻ em từ 15 ngày tuổi trở lên.
Nhược điểm
– Thuốc gây nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
– Bị kháng bởi nhiều loại vi khuẩn.
– Chưa có nhiều bằng chứng khách quan khi sử dụng trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
– Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.