Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với các tác động từ môi trường bên ngoài do hệ miễn dịch còn non yếu. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ luôn mong muốn tìm mọi cách để tăng sức đề kháng cho bé yêu của mình. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu TOP 8 cách giúp trẻ tăng sức đề kháng hiệu quả.
1. Ngủ đủ giấc
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về mối tương quan của giấc ngủ với sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển về cả trí lực và thể lực. Khi ngủ, cơ thể đào thải các chất độc, cũng như nghỉ ngơi sau quá trình hoạt động của ngày dài.
Giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Với từng độ tuổi thì nhu cầu về giấc ngủ là khác nhau để phù hợp với các đặc điểm riêng của chúng. Có thể tham khảo khuyến cáo của các nhà khoa học cho các lứa tuổi dưới đây:
– Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi: 16 – 18 giờ. Đây là giai đoạn đầu sau khi bé được ra đời, bé vẫn còn quen với môi trường sống trong bụng mẹ. Chính vì vậy, cần ngủ đủ giấc cũng như tạo không gian yên tĩnh để bé có giấc ngủ tốt hơn.
– Giai đoạn 1 – 4 tháng tuổi: 14 – 16 tiếng/ngày.
– Giai đoạn 4 – 12 tháng tuổi: 12 – 16 tiếng/ngày, với độ tuổi này bé làm quen dần với môi trường và giấc ngủ đi vào ổn định hơn.
– Giai đoạn 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng/ngày, bao gồm cả ngủ trưa.
– Giai đoạn 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng/ngày, bao gồm cả ngủ trưa.
– Giai đoạn 6 – 12 tuổi: 9 – 12 tiếng/ngày.
– Giai đoạn 13 – 18 tuổi: 8 – 10 tiếng/ngày.
Khi các hoạt động chuyển hóa của cơ thể được phát huy hết mức thì sẽ tạo cho cơ thể bé sức đề kháng tốt hơn.
2. Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống
Môi trường sống của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn cũng như khói bụi. Các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý hô hấp, da cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Ngoài ra, đây cũng là môi trường sống và tồn tại của nhiều loại vi sinh vật nguy hiểm. Do đó, vệ sinh cá nhân cũng như tạo cho trẻ môi trường sống sạch sẽ giúp làm giảm đi những yếu tố nguy cơ trên.
Cần rèn luyện cho trẻ giữ vệ sinh cá nhân
Với trẻ, cần vệ sinh răng miệng, cắt móng tay móng chân thường xuyên. Những việc làm này của cha mẹ sẽ giúp hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân từ bé.
Cùng với đó, tạo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, không để môi trường xung quanh bừa bộn, kém vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như côn trùng sinh sống.
Tuy nhiên, không phải vi khuẩn nào cũng có hại, có rất nhiều vi khuẩn có tác động tốt đến sức khỏe. Từ đó, không nên quá lạm dụng các biện pháp bảo vệ bé với môi trường thái quá sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con trẻ.
3. Tập thể dục, vận động mỗi ngày
Tại đại học Harvard đã có cuộc nghiên cứu và đưa ra kết luận về mối liên quan chặt chẽ của thói quen rèn luyện thể chất và tăng cường hệ miễn dịch. Tập thể dục góp phần tạo nên lối sống lành mạnh, từ đó giúp nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật nhất là với trẻ, đối tượng đang phát triển.
Ngay từ bé, cần hình thành cho trẻ thói quen tập thể dục đều đặn cả về cường độ và tần suất sẽ giúp cho sự phát triển toàn diện. Cùng với đó, cũng phải thận trọng và lưu ý tập thể dục đúng cách nếu không sẽ dẫn đến các tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ em có thể tập thể dục phù hợp với lứa tuổi với các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, đạp xe… Bằng cách này, sức đề kháng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Xem thêm: Hệ lụy của việc tập thể dục sai cách?
4. Bổ sung vitamin D
Đối với trẻ em nhất là đối tượng dưới 5 tuổi, khả năng tự tổng hợp cũng như hấp thu các vitamin, khoáng chất còn yếu, chưa được hoàn thiện.
Vitamin D chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới còi xương, cũng như một số hoạt động chuyển hóa của cơ thể bị tác động xấu. Vitamin D còn có tác động làm tế bào miễn dịch hoạt động mạnh, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể.
Trước đây tắm nắng là một cách đơn giản đẻ bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, ngày này, vấn đề ô nhiễm không khó đã và đang tổn hại tầng ozon nghiêm trọng, trong ánh nắng chứa nhiều tía UV nguy hiểm cho làn da non nớt của bé, thậm chí gây ung thư da. Chính vì vậy tắm nắng không còn được khuyến cáo, thay vào đó là bổ sung vitamin D dưới dạng thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có nhiều vitamin D3 vô cùng tiện lợi cho ba mẹ lựa chọn để cung cấp vitamin D cho bé yêu.
5. Bổ sung vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, nó tham gia tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương…
Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C có thể kể đến như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ổi, kiwi và các loại rau xanh. Có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng dưới dạng nước ép, sinh tố…
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối
Trong quá trình phát triển trẻ cần rất nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp từ bên ngoài. Khi có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất sẽ là điều không thể thiếu nếu muốn tăng sức đề kháng cho trẻ. Cơ thể bé đủ chất cơ thể sẽ có hệ miễn dịch tốt chống lại được các tác động xấu từ môi trường.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Thực đơn các bữa ăn cần thay đổi để kích thích bé ăn ngon miệng và tốt cho đường tiêu hóa, dĩ nhiên cần đảm bảo đẩy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Cùng với đó, cha mẹ hãy rèn luyện cho bé ăn uống đúng giờ và khoa học để trẻ hình thành thói quen ăn uống.
Đối với trẻ sơ sinh: Nếu mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, hãy cho bé bú ngay khi có thể để cung cấp nguồn sữa non quý giá cho bé, bởi vì trong sữa non có chứa lượng kháng thể cực lớn giúp tăng sức đề kháng cho bé. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể nên kéo dài cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng để bé có được sức đề kháng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu như hoàn cảnh không cho phép, bé không có điều kiện được bú sữa mẹ, các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng hay áp lực cho bản thân mình, hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột cho bé, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé yêu phát triển toàn diện.
7. Sử dụng thuốc/thực phẩm chức năng để tăng cường miễn dịch
Ngoài các biện pháp trên còn có thể sử dụng các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng để góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ. Với những trẻ bị thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất thì việc bổ sung ngoài chế độ ăn là việc rất cần thiết để tránh ảnh hưởng đến phát triển của con trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung những chất cần thiết cho bé như vitamin A, C, D… và các khoáng chất và vi lượng như canxi, kẽm, selen…
Với tác dụng tốt của các chất đối với cơ thể cũng cần chú ý sử dụng một cách hợp lý, tránh dư thừa quá mức dẫn đến hậu quả xấu. Khi sử dụng ở mức không kiểm soát nhất là độ tuổi còn nhỏ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, giảm sức phòng bị của cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh. Bậc cha mẹ nên cân nhắc và điều chỉnh cả chế độ ăn và bổ sung thuốc hoặc thực phẩm chức năng để phù hợp với tình trạng của trẻ.
8. Tiêm phòng đầy đủ
Vi khuẩn, vi rút là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm, trong số đó đã có một số loại vắc xin phòng bệnh đã được sử dụng phổ biến. Để giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch trình của bộ y tế đã khuyến cáo.
Trên đây là những biện pháp giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện, bảo vệ bé trước những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Trẻ hay ốm vặt, quấy khóc là những dấu hiệu của hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu. Ba mẹ hãy chủ động tăng đề kháng cho bé yêu bằng chế độ dinh dưỡng, vận động và tiêm ngừa đẩy đủ.