Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân như thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật, bụi, khói… Vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây!
I. Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng và viêm mũi dị ứng
Thực phẩm là một tác nhân có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng. Nó cũng là một giải pháp vô cùng hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm sử dụng thường ngày để hạn chế tái phát căn bệnh này.
II. Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm mũi dị ứng
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, tăng sức đề kháng là việc làm hết sức quan trọng. Có thể sử dụng các loại trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế…
Histamin là một Amin có trong cơ thể ở các cơ quan như da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày… và có liên quan đến tình trạng viêm, dị ứng, sốc phản vệ trong cơ thể. Ở điều kiện bình thường, Histamin không gây ảnh hưởng đến cơ thể, nếu nồng độ Histamin vượt ngưỡng cho phép khi bị tác động bởi các dị nguyên thì xuất hiện viêm mũi dị ứng.
Vitamin C giúp làm giảm nồng độ Histamin trong cơ thể, ngăn cản tác động của Histamin với cơ thể, phòng ngừa viêm nhiễm trên đường hô hấp do vi khuẩn gây ra.
Vitamin C giúp làm giảm viêm, sưng đường hô hấp
2. Món ăn giàu Omega-3
Omega 3 là acid béo không bão hòa có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm viêm hiệu quả. Có thể bổ sung Omega-3 từ các thực phẩm như cá hồi, cá nục, hạt óc chó, một số loại hạt và dầu thực vật…
Omega 3 giúp giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tuy nhiên, ở những trường hợp bị dị ứng với hải sản thì đây không phải lựa chọn sáng suốt.
3. Kẽm và các thực phẩm chứa kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, kẽm có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như rong biển, cá hồi, cá thu, đậu nành..
4. Gia vị có tính ấm
Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, rau mùi, bạc hà…. chứa nhiều hoạt chất tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ phòng và điều trị viêm mũi dị ứng.
– Tỏi: Chứa Allicin, vitamin C và Kali cùng nhiều thành phần khác giúp tăng cường miễn dịch, trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
– Gừng: Chứa các hoạt chất có khả năng làm giảm sản xuất IgE, ức chế sự tiết Histamine trong cơ thể.
– Hành tây: Nguồn cung cấp Quercetin, làm giảm sản xuất Histamine vừa có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, có hiệu quả trong viêm mũi dị ứng.
Các gia vị có tính ấm giúp hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng
5. Lợi khuẩn/probiotic
Các lợi khuẩn sẽ giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, làm giảm viêm mũi dị ứng.
Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có ích cho cơ thể như sữa chua, nấm sữa…
6. Các thực phẩm khác
Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng cũng nên sử dụng các thức uống sau để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn:
– Mật ong: Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Có thể sử dụng mật ong pha gừng để tăng cường hiệu quả.
– Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể bài độc tốt hơn.
– Nước ép trái cây: Chống viêm, hỗ trợ tái tạo vùng niêm mạc mũi bị tổn thương.
III. Hạn chế ăn những gì khi bị viêm mũi dị ứng?
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì người bị viêm mũi dị ứng cũng nên kiêng các nhóm thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm có tính hàn
Người mắc viêm mũi dị ứng nên hạn chế ăn thực phẩm có tính hàn, dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực, thịt gà… do chúng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm tính hàn dễ khiến viêm mũi dị ứng nặng hơn
– Hải sản chứa nhiều protein bổ dưỡng, tuy nhiên cũng có khá nhiều loại protein “lạ” hoặc các độc tố sinh ra trong quá trình đánh bắt, chế biến, làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây ra dị ứng.
– Thịt mỡ, thịt gà cũng là nguy cơ làm tăng tình trạng dị ứng.
Mặt khác, người bệnh cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh như kem, đá lạnh… do chúng có thể gây viêm họng, khiến tình trạng viêm mũi dị trở nên nặng hơn do chúng kích thích các cơn hắt xì, cơn co thắt phế quản, gây ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.
2. Đồ ăn cay nóng
Ớt, hạt tiêu và nhiều thức ăn cay nóng khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, gây ra tình trạng hắt xì liên tục. Không chỉ vậy, đồ ăn cay nóng cũng gây trào ngược acid dạ dày, ảnh hưởng xấu tới các cơ quan tai – mũi – họng.
Đồ uống chứa cồn cũng khiến chất nhầy trong mũi đặc quánh hơn, làm sưng niêm mạc mũi, xoang, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy, người bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế sử dụng các loại gia vị, đồ ăn cay nóng này.
3. Thực phẩm dễ gây dị ứng
Nên hạn chế một số loại quả như lê, dưa hấu hay các loại hạt do chúng có nguy cơ gây ngứa ở họng, quanh miệng, kích thích bệnh tái phát.
Thịt bò, nấm, đào, lạc hay cần tây,… cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng, người bị viêm mũi dị ứng cần tránh sử dụng các sản phẩm này, tránh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Sữa có nguy cơ tăng dịch nhầy trong mũi
Thế nhưng, ít ai biết rằng, các sản phẩm từ sữa làm tăng dịch nhầy trong mũi, gây tắc mũi, cản trở lưu thông khí đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng viêm mũi dị ứng cũng trở nên nặng hơn.
5. Chất phụ gia
Một số chất phụ gia có tác dụng bảo quản trong thực phẩm như hạt nêm, mì chính, Benzaldehyde, FD & C nhuộm màu vàng số 5… có nguy cơ làm nặng thêm bệnh viêm mũi dị ứng. Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn để tránh bị viêm mũi dị ứng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho người bị viêm mũi dị ứng xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.
Xem thêm: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng