Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ung thư cổ tử cung

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì?

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư khá phổ biến xảy ra trong các tế bào của cổ tử cung – phần dưới của tử cung gần với âm đạo. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo bệnh này? Và những đối tượng nào cần tầm soát ung thư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên trong giai đoạn muộn có thể xuất hiện một số biểu hiện bao gồm:

– Đốm máu hoặc chảy máu nhẹ: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu có thể gặp phải giữa hoặc sau kỳ kinh, sau khi giao hợp, thụt rửa hoặc khám vùng chậu, sau khi đã mãn kinh…

Chảy máu bất thường là một trong những triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Chảy máu bất thường là một trong những triệu chứng của ung thư cổ tử cung

– Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường.

– Tăng tiết dịch âm đạo: Tạo ra dịch có mùi hôi, tiết nhiều bất thường, màu thay đổi như vàng, xanh hoặc có lẫn máu.

– Đau khi quan hệ tình dục: Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ung thư cổ tử cung.

– Đau vùng chậu và/hoặc lưng dai dẳng không giải thích được.

– Thay đổi thói quen đi tiểu: Nước tiểu dính máu, tiểu tiện không kiểm soát được cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Những dấu hiệu trên có thể nhầm lẫn với những bệnh lý về đường sinh dục khác, tuy nhiên để xác định đúng nguyên nhân cần đến thăm khác bác sĩ chuyên khoa/

2. Tại sao cần khám sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Khám ung thư cổ tử cung như thế nào?

Khám ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể di căn, xâm lấn sang bộ phận khác gây suy thận, thiếu máu, phù chân… Ở giai đoạn phát triển lan rộng, bác sĩ cần phải tiến hành xạ trị hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung hoặc buồng trứng dẫn đến mất khả năng sinh con.

Việc tầm soát giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung và chúng đang ngày càng tăng.

Chính vì vậy việc tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Những xét nghiệm sàng lọc được dùng

Hai xét nghiệm sàng lọc có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hoặc phát hiện bệnh sớm, bao gồm:

– Xét nghiệm Pap (hoặc Pap smear): tìm kiếm tiền ung thư. Tầm soát cũng có thể thực sự ngăn ngừa hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách tìm ra những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung (tiền ung thư) để chúng có thể được điều trị trước khi chúng có cơ hội chuyển thành ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

– Xét nghiệm HPV tìm loại vi rút ( vi rút u nhú ở người) có thể gây ra những thay đổi tế bào này.

Cả hai xét nghiệm đều được thực hiện các bệnh viện hoặc phòng khám. Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại, được gọi là mỏ vịt, để mở rộng âm đạo. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra âm đạo và cổ tử cung, đồng thời thu thập một vài tế bào và chất nhầy từ cổ tử cung và khu vực xung quanh nó. Các tế bào được gửi đến một phòng thí nghiệm.

– Nếu bạn đang làm xét nghiệm Pap, các tế bào sẽ được kiểm tra để xem chúng có bình thường hay không.

– Nếu bạn đang làm xét nghiệm HPV, các tế bào sẽ được xét nghiệm để tìm HPV.

4. Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Khuyến cáo những người có cổ tử cung nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung bắt đầu từ 21 tuổi.

Những đối tượng cần đi khám sàng lọc

Những đối tượng cần đi khám sàng lọc

Từ 21 đến 29 tuổi

Nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở tuổi 25. Nếu kết quả xét nghiệm Pap là bình thường, bạn có thể yên tâm đến ba năm sau để tiến hành làm xét nghiệm Pap tiếp theo.

Từ 30 đến 65 tuổi

Lúc này, nên nói chuyện với bác sĩ về lựa chọn xét nghiệm nào phù hợp.

– Chỉ xét nghiệm Pap. Nếu kết quả của bạn là bình thường, 3 năm sau nên tiến thành tiếp theo.

– Chỉ một xét nghiệm HPV. Đây được gọi là xét nghiệm HPV chính. Nếu kết quả của bạn là bình thường, 5 năm sau có thể xét nghiệm sàng lọc tiếp theo.

Xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap. Đây được gọi là đồng kiểm thử. Nếu cả hai kết quả của bạn đều bình thường, bạn có thể yên tâm trong 5 năm cho đến lần xét nghiệm sàng lọc tiếp theo.

Lớn hơn 65 tuổi

Không cần phải khám sàng lọc nữa nếu trong những trường hợp sau:

– Có kết quả xét nghiệm sàng lọc bình thường trong vài năm.

– Đã được cắt bỏ cổ tử cung như một phần của phẫu thuật cắt tử cung toàn phần cho các tình trạng không phải ung thư, như u xơ tử cung.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư cổ tử cung và những đối tượng cần tiến hành tầm soát ung thư. Mong rằng nó có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *