Acid boric phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % H3BO3.
Tính chất
Bột kết tinh trắng, mảnh, bóng, không màu, dính tay khi sờ hoặc tinh thể trắng. Tan trong nước và ethanol 96 %, dễ tan trong nước sôi và glycerin 85 %.
Định tính Acid boric
A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm bằng cách đun nóng nhẹ trong 5 ml methanol (TT), thêm 0,1 ml acid sulfuric (TT). Đốt, dung dịch cho ngọn lửa màu xanh lá.
B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) có phản ứng acid.
=> Tham khảo: THUỐC MỠ BENZOSALI (Unguentum Benzosalicylici) – Dược Điển Việt Nam 5.
Độ trong và màu sắc của dung dịch
Dung dịch S: Hòa tan 3,3 g chế phẩm trong 80 ml nước sôi, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).
Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).
pH
pH của dung dịch S từ 3,8 đến 4,8 (Phụ lục 6.2).
Độ tan trong ethanol 96 %
Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) sôi.
Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch chuẩn số II (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).
Tạp chất hữu cơ
Chế phẩm không được biến thành đen khi làm nóng liên tục tới đỏ.
Sulfat
Không được quá 0,045 % (Phụ lục 9.4,14).
Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.
Kim loại nặng
Không được quá 15 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1.
Dùng hỗn hợp gồm 2,5 ml dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) và 7,5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Định lượng Acid boric
Hòa tan 1,000 g chế phẩm bằng cách làm nóng trong 100 ml nước có chứa 15 g manitol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu hồng, dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 61,80 mg H3BO3.
=> Đọc thêm: ACID BENZOIC (Acidum benzoicum) – Dược Điển Việt Nam 5.