Alpha Linoleic Acid và ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi

0
874

Alpha Linoleic Acid hay còn gọi là ALA, là acid béo quan trọng đối với sức khỏe con người đặc biệt là người cao tuổi. Càng ngày, vai trò của ALA càng được quan tâm và chú trọng như một liệu pháp dài hạn để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Vậy ALA là gì và vai trò của nó đối với sức khỏe của người lớn tuổi như thể nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nhu cầu Alpha Linoleic Acid của cơ thể

Alpha linolenic acid (ALA) là thành phần để tổng hợp nên các acid béo không bão hòa phân cực hơn (n-3 PUFA chuối dài), phổ biến nhất là DHA và FDA.

Phân tử Alpha Lipoic Acid đã được phát hiện vào năm 1937 bởi Snell và các cộng sự. Từ những năm 80, các nhà nghiên cứu nhận thấy ALA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và vận hành cũng như duy trì những chức năng bình thường của cơ thể.

Vào năm 1989, Alpha Lipoic Acid chính thức được coi là một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa (antioxidant).

Lester Packer và cộng sự đã khám phá ra rằng ALA không chỉ là một thành phần của chuỗi các chất chống oxy hóa (bao gồm vitamin C, vitamin E, coenzym Q10, glutathion) mà khả năng chống oxy hóa của nó còn mạnh hơn những chất chống oxy hóa khác.

ALA được tế bào cơ thể người sản xuất ra nhưng với nồng độ thấp và lượng giảm dần theo tuổi, còn lại hầu hết được bổ sung từ thực phẩm.

Hinh 1: Cấu trúc các acid béo thiết yếu cho cơ thể
Hinh 1: Cấu trúc các acid béo thiết yếu cho cơ thể

Việc bổ sung lượng ALA và các n-3 PUFA chuỗi dài hiện nay đang trở thành một trong những chiến lược để ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi. Ngày càng có nhiều bằng chứng là các axit béo này dường như có tác động tích cực đến sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và tăng tuổi thọ ở người cao tuổi.

Lợi ích của việc bổ sung Alpha Linoleic Aci đối với người cao tuổi

Tác nhân bảo vệ tim mạch

Chế độ ăn bổ sung ALA làm giảm cholesterol HDL và apolipoprotein AI so với chế độ ăn thông thường. ALA dường như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách ức chế viêm mạch máu và kích hoạt nội mô ngoài tác dụng hạ lipid máu.

Hình 2: Cơ chế điều hòa lipid của ALA
Hình 2: Cơ chế điều hòa lipid của ALA

Tăng cường đề kháng

Alpha Linoleic Acid làm giảm nồng độ trong huyết tương của yếu tố hoại tử khối u cytokine gây viêm (TNF)-alpha và interleukin (IL)-6, do đó sẽ cải thiện kích thước và sức mạnh cơ bắp. Nghiên cứu trên cho thấy nam giới được bổ sung ALA có sự giảm nồng độ IL-6 đáng kể trong 12 tuần (giảm 62 +/- 36%; p = 0,003), không có thay đổi nào khác về các cytokine gây viêm. Sức mạnh của cơ ngực và chân, khối lượng mô nạc, độ dày cơ, hàm lượng và mật độ khoáng xương hông, và tổng hàm lượng khoáng xương tăng lên đáng kể, đồng thời phần trăm mỡ và tổng khối lượng cơ thể giảm khi tập luyện

Tăng cường sức khỏe xương và chống loãng xương

ALA trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ và nam giới.

Bảo vệ và tăng cường chức năng nhận thức và thần kinh

Sáu mươi người lớn tuổi khỏe mạnh từ 65 đến 80 tuổi, không gặp vấn đề suy giảm nhận thức hoặc trầm cảm, đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng đánh giá vai trò của axit alpha-linolenic đối với các chức năng nhận thức khác nhau ở những đối tượng lớn tuổi khỏe mạnh. Kết quả thu được cho thấy tiêu thụ hàng ngày dầu hạt lanh có chứa 2,2 g axit alpha-linolenic đã cải thiện chức năng nhận thức, đặc biệt là khả năng nói lưu loát, bất chấp sự suy giảm liên quan đến tuổi tác.

Nguồn bổ sung Alpha Linoleic Acid

Hiện nay, nguồn bổ sung chính Alpha Linoleic Acid vẫn là từ nguồn thức phẩm cơ thể hấp thụ. Các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn ALA có thể kể đến như

  • Từ rau xanh: bông cải xanh, cải chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi, bina, spinach…), bắp cải mầm (Brussels sprout), cà chua, đậu hà lan,.
  • Nội tạng động vật
  • Các loại thịt đỏ
  • Các loại dầu thực vật: dầu hạt lanh, dầu hạt cải, đậu nành, hoa quả và dầu óc chó

Ngoài ra, còn có thể bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng với thành phần bổ sung ALA với hàm lượng phù hợp.

Hình 3: Nguồn bổ sung ALA từ thực phẩm
Hình 3: Nguồn bổ sung ALA từ thực phẩm

Tài liệu tham khảo

  1. Stephen M Cornish 1, Philip D Chilibeck (Đăng ngày: tháng 2 năm 2009). Alpha-linolenic acid supplementation and resistance training in older adults, Pubmed.
  2. Emily K Farina và cộng sự (Ngày đăng: tháng 6 năm 2011). Dietary intakes of arachidonic acid and alpha-linolenic acid are associated with reduced risk of hip fracture in older adults, PMC.
  3. Toshimi Ogawa và cộng sự (Ngày đăng: 3 tháng 2 năm 2023). Supplementation with Flaxseed Oil Rich in Alpha-Linolenic Acid Improves Verbal Fluency in Healthy Older Adults, PMC.
  4. Guixiang Zhao và cộng sự (Ngày đăng: tháng 11 năm 2004). Dietary alpha-linolenic acid reduces inflammatory and lipid cardiovascular risk factors in hypercholesterolemic men and women, PMC.
  5. D W Voskuil 1, E J Feskens, M B Katan, D Kromhout (Ngày đăng: 11 năm 1996). Intake and sources of alpha-linolenic acid in Dutch elderly men, Pubmed.
  6. Dược sĩ Lưu Anh (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 12 năm 2021). Alpha lipoic acid: Tác dụng, liều dùng, tương tác và tác dụng phụ, trungtamthuoc.com.
Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây