ASPARTAM

0
4112

ASPARTAM
Aspartamum

Aspartam là acid (3s)-3-amino-4-[[(2S)-1-methoxy-1-oxo-3-phenylpropan-2-yl]amino]-4-oxobutanoic (methyl α-L-aspartyl-L-phenylalaninat), phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C14H18N205, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tính trắng, hơi hút ẩm.
Khó tan hoặc hơi tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong hexan và dicloromethan.

Định tính ASPARTAM

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A.
Nhóm II: B, c, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của aspartam chuẩn.
B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Đo phổ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.2) của dung dịch thu được trong
khoảng từ bước sóng 230 nm đến 300 nm. Dung dịch phải có các cực đại hấp thụ tại bước sóng 247 nm, 252 nm, 258 nm và 264 nm.
c. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Nước – acid formic khan – methanol – dicloromethan (2 : 4 : 30 : 64).
Dung dịch thử: Hòa tan 15 mg chế phẩm trong 2,5 ml nước pha loãng thành 10 ml băng acid acetic (TT)
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 15 mg aspartam chuẩn trong 2,5 ml nước và pha loãng thành 10 ml băng acid acetic (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí.
Phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 °C đến 105 °C trong 15 min. vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
D. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT), thêm 1 ml dung dịch hydroxylamin kiềm (TT1), Đun nóng trên cách thủy trong 15 min. Để nguội, điều chỉnh đến pH 2 bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT).
Thêm 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT), màu đỏ nâu xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,8 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung địch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Độ dẫn điện

Không được quá 30 mS-cm-1 (Phụ lục 6.10).
Xác định độ dẫn điện của dung dịch S (C1) và của nước đã dùng để chuẩn bị dung dịch S (C2). Các kết quả đọc được phải ổn định, chỉ được lệch 1 % trong khoảng thời gian 30 s. Tính độ dẫn điện của dung dịch S bằng công thức:
C1-0,992C2

Góc quay cực riêng

Từ +14,5° đến +16,5°, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).
Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong dung dịch acid formic khan 69.0 % và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo góc quay cực của dung dịch thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (TT) đã được điều chỉnh đến pH 3,7 bằng acid phosphoric (TT) (10:90).
Dung dịch thử: Hòa tan 0,60 g chế phẩm trong hỗn hợp acid acetic băng – nước ( 1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100.0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 9,0 mg diketopiperazin chuẩn trong hỗn họp acid acetic băng – nước (1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 30,0 mg phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15 : 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.
Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng nước. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.
Dung dịch phân giải: Hòa tan 30,0 mg L-aspartyl-L-phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15: 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.
Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2).
Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (25 cm X 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh c (5 µm đến 10 µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/min,
Thể tích tiêm: 20 µl.
Cách tiến hành:
Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của aspartam.
Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (3), điều chỉnh độ nhạy của thang đo sao cho chiều cao của pic chính không thấp hon 50 % của toàn thang đo.
Kiểm tra tính phù hợp của hệ thong: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa hai pic của phenylalanin và L-aspartyl-L-phenylalanin ít nhất là 3,5.
Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic tương ứng với diketopiperazin không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %) và diện tích của pic tương ứng với phenylalanin không được lớn hơn pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Tổng diện tích của tất cả các pic phụ, ngoài pic chính, trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,5 %), loại bỏ các pic của dung môi pha mẫu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 4,5 % (Phụ lục 9.6).
(1,000 g; 100 °C đến 105 °C).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).
Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng ASPARTAM

Cân chính xác khoảng 0,250 g chế phẩm, hòa tan trong hỗn hợp gồm 1,5 ml acidfornic khan (TT) và 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).
1 ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,43 mg C14H18N205.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Loại thuốc

Chất làm ngọt.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc bột gói.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây