Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ làm cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng nóng ở búi trĩ và tăng cường sức khỏe. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam khám phá về các loại thực phẩm nên và không nên ăn đối với những người bị bệnh trĩ.
I. Nên ăn gì khi bị bệnh trĩ?
Một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả:
1. Uống nước đầy đủ
Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt ở người bị bệnh trĩ. Nước giúp làm mềm phân và quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Theo bác sĩ Richard Desi – làm việc tại khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y khoa Mercy ở Baltimore: “Uống nước đầy đủ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm căng thẳng”.
Vì vậy, mỗi ngày mỗi người nên uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước để hệ tiêu hóa được hoạt động hiệu quả. Thói quen uống nước vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ kích thích đi đại tiện. Để việc uống nước không nhàm chán, ngoài nước lọc, có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, rau củ nguyên chất thay thế. Nước hoa quả đặc biệt tốt cho người bệnh trĩ bởi tác dụng củng cố tĩnh mạch, giảm sưng đau hiệu quả.
Người bệnh trĩ nên uống nước đầy đủ mỗi ngày
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Bên cạnh việc uống nước thường xuyên thì bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hằng ngày cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh trĩ. Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho người bệnh trĩ như sau:
– Tăng cường các vi khuẩn đường ruột, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Chất xơ giúp làm mềm phân, nhu động đường ruột hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
– Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, tiểu đường,…
– Giảm Cholesterol.
– Giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên bổ sung ít nhất 25 – 50g chất xơ/1000kal/ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ được khuyên dùng:
– Các loại trái cây như táo, lê, đu đủ, mâm xôi, chuối,… Đặc biệt là các loại có mũi như chanh, cam, quýt… giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng làm lành vết thương.
– Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch,…
– Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bắp, cà chua…
– Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen,…
Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ cho cơ thể chỉ nên ở mức vừa đủ. Vì khi ăn quá nhiều chất xơ, cơ thể sẽ dự trữ một lượng lớn chất xơ làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
3. Thực phẩm có tính nhuận tràng
Các loại thực phẩm có tính nhuận tràng có thể kể đến rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau lang, khoai lang, cà rốt,… rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở người bị bệnh trĩ và bị táo bón. Nhóm thức ăn này giúp cho việc quá trình hấp thu và đào thải diễn ra ở đường tiêu hóa thuận lợi hơn. Bổ sung thực phẩm nhuận tràng là biện pháp vừa kinh tế vừa hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Khoai lang có tính nhuận tràng, rất tốt cho đường tiêu hóa
4. Thực phẩm bổ sung Magie và Kẽm
Magie và Kẽm là hai khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Ngoài việc giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của mô cơ, chống viêm, chữa lành vết thương, Magie và Kẽm còn có tác dụng nhuận tràng. Từ đó giúp hạn chế táo bón ở người bệnh trĩ, quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Một số loại thực phẩm giàu Magie và Kẽm như yến mạch, bơ lạc, nho khô, hạt điều, đậu nành, rau chân vịt, quả bơ,…
5. Các loại thức ăn giàu chất Sắt
Nhiều người thắc mắc táo bón do chế độ ăn nhiều đạm thiếu rau, vậy có nên bổ sung thịt trong bữa ăn của bệnh nhân hay không? Để trả lời câu hỏi này cần hiểu rõ:
Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường bị táo bón, kèm theo đó là triệu chứng đại tiện ra máu. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, vì vậy chế độ ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, gan động vật, cá ngừ, nho hạt, hạnh nhân, mè, hạt điều,… Ngoài ra các loại rau bó xôi, rau dền, rau cần, mộc nhĩ đen, dưa hấu cũng bổ sung sắt rất tốt.
Thực phẩm giàu sắt giúp bổ máu, tốt cho người bệnh trĩ
II. Bị bệnh trĩ nên kiêng gì?
Ngoài một số thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ thì cũng có một số loại làm nghiêm trọng hơn tình trạng này, bao gồm:
1. Thực phẩm chứa nhiều muối
Muối là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng chỉ nên bổ sung vừa đủ. Đồ ăn chứa nhiều muối sẽ khiến cơ thể tăng cường hấp thu nước, làm căng trướng các tế bào và mạch máu, ngoài ra còn làm phân cứng hơn, gặp khó khăn trong quá trình đại tiện. Ăn thức ăn mặn làm cho tình trạng bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
Theo WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr mỗi ngày, tương đương khoảng 1 muỗng cà phê muối.
Nên bổ sung lượng muối vừa đủ để bảo vệ sức khỏe
2. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng là loại thực phẩm người bệnh trĩ cần đặc biệt tránh nếu không muốn bệnh tình tiến triển nặng nề hơn. Thức ăn chứa các gia vị như tiêu, ớt, hành,… có tính nóng, khi hấp thu vào cơ thể dễ gây kích ứng niêm mạc ruột, dạ dày. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng khiến tình trạng táo bón nặng nề hơn, dẫn đến đại tiện ra máu ở người bị bệnh trĩ.
Người bị bệnh trĩ không nên ăn đồ ăn cay nóng
3. Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột
Hàm lượng đường và tinh bột cao trong các loại bánh kẹo sẽ tạo áp lực cao lên thành ruột, dẫn đến táo bón và ngứa hậu môn, làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ. Vậy nên, cần sử dụng một lượng vừa đủ đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày, tránh lạm dụng.
Giới hạn lượng tinh bột hằng ngày nên từ 100 – 278g dựa trên chế độ ăn 1600 – 2000 calo. Thông thường, ⅓ bát cơm đã cung cấp cho cơ thể khoảng 15g tinh bột.
4. Thực phẩm giàu chất béo
Những món ăn chiên rán luôn làm chúng ta hấp dẫn, tuy chúng lại khiến cho cơ thể khó hấp thu, đặc biệt ở người hệ tiêu hóa yếu, chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ táo báo nếu không bổ sung đầy đủ chất xơ, không có lợi cho người bệnh trĩ.
Đồ ăn chiên rán dễ gây khó tiêu, đầy bụng
5. Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích
Theo quan niệm của y học cổ truyền, các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia và chất kích thích gây tích nhiệt trong cơ thể, trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
Cafein chứa trong cà phê có thể gây đầy bụng và mất nước dẫn đến phân bị khô, ảnh hưởng đến niêm mạc trực tràng và gây xung huyết. Do đó, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất và ngăn ngừa bệnh việc tránh xa các đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn là cần thiết.
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích gây bất lợi cho người bệnh trĩ
Ngoài xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì người mắc bệnh trĩ cũng nên lưu ý trong chế độ sinh hoạt để bệnh có thể khỏi nhanh hơn như:
– Không nên ăn vội vàng, quá nhanh nên chậm nhai kỹ giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.
– Sử dụng loại giấy vệ sinh mềm, lau nhẹ nhàng để hạn chế những loại cứng có thể gây khó chịu cho hậu môn.
– Không lao động quá sức làm nặng hơn triệu chứng của bệnh.
– Hiện nay cuộc sống văn phòng khiến chúng ta ngồi quá lâu, lười vận động nên trong khi làm việc cần thỉnh thoảng đứng lên vận động, thư giãn để ngăn ngừa bệnh trĩ.
– Sử dụng những sản phẩm bổ sung chất xơ cho dễ tiêu hóa.
Xem thêm: 5 cách trị bệnh trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả
Bên cạnh việc giải pháp là can thiệp y tế (bài thuốc y học cổ truyền, thuốc tây y, phẫu thuật) thì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ. Chế độ ăn có thể khiến cho bệnh tình nặng thêm hoặc hồi phục tốt hơn. Tham khảo bài viết bệnh trĩ nên và không nên ăn gì để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mong rằng với bài viết của chúng tôi có giải đáp được thắc mắc cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.