Bệnh van tim có mang thai được không?
Bất cứ vấn đề nào khi mang thai đều cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy những người bị bệnh van tim có nên mang thai không? Những phụ nữ mang thai bị mắc bệnh này cần lưu ý gì? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Những tác động của bệnh van tim ở phụ nữ mang thai
Các vấn đề về van tim có thể ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai bao gồm: hẹp van hai lá, sa van hai lá, hở van hai lá và hẹp van động mạch chủ.
– Hẹp van hai lá: Khởi đầu người bệnh thường không xuất hiện các biểu hiện bất thường nhưng trong thai kỳ có thể diễn biến xấu đi vi do gặp các vấn đề như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim vì tăng nhu cầu cung cấp máu. Biến chứng thường gặp như gây phù phổi cấp có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả thai nhi và mẹ bầu.
Những bệnh về van tim mẹ bầu có thể gặp
– Sa van hai lá: Đây là bệnh lý ít ảnh hưởng tới mẹ bầu và không cần điều trị. Hầu hết phụ nữ có thể mang thai an toàn nếu không may mắc bệnh này. Tuy nhiên nếu trường hợp nặng gây hở van nhiều thì bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu điều trị trước khi mang thai.
– Hở van hai lá: Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà mẹ bầu gặp phải những tác động khác nhau như khó thở, mệt mỏi, suy tim, rối loạn nhịp… Ở những người chức năng tim vẫn bù trừ tốt có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên nếu nặng kèm theo suy giảm chức năng tim thì trong quá trình thai nghén có khả năng gặp một số biến chứng.
– Hẹp van động mạch chủ: Bệnh này tác động lớn đến phụ nữ mang thai có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Có thể cần điều trị trước thời điểm có ý định mang thai.
– Hở van động mạch chủ: Thường được điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống trong khi mắc bệnh.
Mắc bệnh van tim có mang thai được không?
Tùy thuộc vào bệnh mà mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau.
– Mức 1: Không giới hạn hoạt động thể chất. Hoạt động thể dục thể thao bình thường không gây mệt mỏi, đánh trống ngực hoặc khó thở (khó thở) cho người bệnh.
– Mức 2: Hạn chế nhẹ hoạt động thể chất. Thoải mái khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất gắng sức khiến người bệnh bị mệt mỏi, hồi hộp hoặc khó thở (thở gấp).
– Mức 3: Hạn chế rõ rệt của hoạt động thể chất. Phụ nữ mắc bệnh bị giới hạn hoạt động hơn bình thường đã gây ra các triệu chứng trên.
– Mức 4: Không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà phụ nữ mang thai không thấy khó chịu. Mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng của suy tim khi nghỉ ngơi. Nếu bất kỳ hoạt động thể chất nào được thực hiện, sự khó chịu sẽ tăng lên.
Ảnh hưởng của bệnh van tim đến phụ nữ
Nếu bạn bị bệnh tim và quyết định mang thai, bạn có thể lo lắng về việc tình trạng của mình trở nên tồi tệ hơn, hoặc về việc dùng thuốc khi mang thai làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên tùy mức độ của bệnh mà người mẹ có thể bị ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai.
Nếu bệnh nhân đã trải qua mức I hoặc II, được phép mang thai nhưng chỉ dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ sản khoa.
Cung lượng tim được định nghĩa là thể tích máu được tim bơm. Kể từ khi mang thai, lưu lượng tim tăng tương tự như thể tích máu. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cung lượng tim cao hơn tới 40% so với trạng thái không mang thai. Cung lượng tim bắt đầu tăng từ tuần thứ 8 và đạt đến đỉnh điểm vào giữa thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân rơi vào phân loại III hoặc IV, sẽ có nhiều khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hơn. Do đó các biện pháp điều trị có hiệu quả và mức độ an toàn cao phải được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch cung cấp trước khi bắt đầu mang thai.
Điều trị bệnh van tim trước khi mang thai
Trước khi cân nhắc mang thai ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh van tim, việc thay van rất được khuyến khích. Vì người bệnh ít nguy cơ nhiễm trùng hơn, giảm nguy cơ đột quỵ… Thay van xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật thay thế van hoạt động kém bằng van nhân tạo. Dựa trên van tim nhân tạo, có 2 loại chính:
Van cơ học
Các van này được làm bằng vật liệu bền chắc. Chúng là loại van thay thế có tuổi thọ cao nhất.
Tuy nhiên, bệnh nhân luôn phải dùng thuốc làm loãng máu trong suốt phần đời còn lại của họ. Chất làm loãng máu ngăn ngừa hình thành cục máu đông và ngăn chúng đọng lại trong nắp van gây ra các sự cố van.
Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn và gây quái thai cho trẻ bao gồm sảy thai, thai lưu, xuất huyết nội sọ thai nhi, tàn tật, tử vong. Việc dùng thuốc nào có thể phụ thuộc vào thời điểm mang thai trong tương lai. Wafarin không được khuyên dùng trong ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng thuốc khác như heparin có thể an toàn hơn trong thai kỳ. Hoặc chuyển từ dạng uống sang dạng tiêm tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị bệnh van tim trước khi mang thai
Van sinh học (van mô hoặc van giả sinh học)
Loại van này được tạo ra từ van của người hiến tặng hoặc từ động vật hoặc mô động vật khác như bò và lợn. Do nguy cơ hình thành các có cục máu đông là thấp nên người bệnh không cần sử dụng thuốc làm loãng máu lâu dài.
Trong trường hợp bệnh nhân được thay van bằng van sinh học thì không cần dùng thuốc làm loãng máu và bệnh nhân có thể tiếp tục sống mà không cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, mô sinh học có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hoạt động chống lại van, dẫn đến mô sẹo và vôi hóa, làm van tim không hoạt động bình thường. Quan trọng hơn, van mô có thể tồn tại 10 năm vì vậy khả năng cao cần phải phẫu thuật bổ sung hoặc thay van khác sau này.
Tuy nhiên dù đã thay thế van hay không, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ.
Bệnh nhân mang thai bị bệnh van tim
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu phát triển bệnh van tim thì rất cần sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó việc xác định bệnh có thể khó khăn hơn vì một số triệu chứng có thể giống với biểu hiện bình thường của thai kỳ. Bác sĩ có thể tiến hành một số kỹ thuật để chẩn đoán bệnh như điện tâm đồ, siêu âm tim…
Chăm sóc bệnh nhân mang thai bị bệnh van tim
Nếu bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng từ trung bình đến nặng, kế hoạch điều trị chủ yếu được xác định theo tuổi thai.
Trong thời kỳ đầu mang thai (trong 2-3 tháng đầu), có thể cần phá thai sớm. Tuy nhiên nếu tuổi thai trên 5 tháng sẽ được kê một số loại thuốc để giảm mức độ nặng nhẹ cho đến khi thai nhi được 36 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ bắt thai để cứu sống cả em bé và mẹ.
Quan trọng là những rủi ro tiềm ẩn trong thai kỳ có tỷ lệ cao hơn bao gồm sẩy thai, thai chết lưu trong tử cung.
Ngoài ra, các loại thuốc được kê đơn có thể tạo ra phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Yếu tố quyết định chính là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như thế nào. Từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Những lưu ý khi mẹ bầu mắc bệnh van tim
Lưu ý cho mẹ bầu bị bệnh van tim
Mẹ bầu có thể được phẫu thuật hay chưa cũng nên chú ý những thông tin dưới đây. Nhưng cần lưu ý rằng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thay đổi một việc gì đó.
– Tuân thủ chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.
– Tập thể dục vừa phải thường xuyên hơn như đi bộ.
– Việc thăm khám thai nhi định kỳ là việc làm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu, và đặc biệt hơn với mẹ bầu bị bệnh van tim. Việc khám thường xuyên giúp đánh giá được tình trạng và kiểm soát tốt các triệu chứng, xử lý kịp thời nếu có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai về cơ bản là quan trọng. Nó giúp ích rất nhiều cho việc xác định những nguy cơ có thể xảy ra và phát hiện sớm những bất thường trước khi mang thai. Vì vậy, trước khi có ý định mang thai nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là những phụ nữ mắc bệnh van tim.