Cách chữa bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm thuộc nhóm bệnh tâm lý, tâm thần với nhiều biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh vẫn còn suy nghĩ chủ quan về mức độ nguy hại vì không mang tính chất cấp tính mà âm thầm, từ từ đến khi phát hiện thì đã trở nặng. Vậy phương pháp điều trị trầm cảm là gì để sớm nhất có thể người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường.
1. Tổng quan về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là bệnh liên quan đến những rối loạn cảm xúc, tâm thần và thường sẽ là những cảm xúc tiêu cực. Người bệnh sẽ trở nên hay buồn rầu, chán nản, mệt mỏi không thích giao tiếp, sống thu mình tách biệt với thế giới còn lại. Trầm cảm lâu ngày có thể khiến người bệnh dễ có những suy nghĩ và hành động dại dột, đôi khi là nghĩ đến cái chết.
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ, người trưởng thành lẫn người già, ở mỗi lứa tuổi thì biểu hiện của trầm cảm là khác nhau. Trong đó, theo thống kê thì tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao gấp 2 lần ở nam.
Bệnh trầm cảm ngày nay đang có xu hướng gia tăng do nhiều yếu tố tác động. Có ý kiến cho rằng đó là sự phát triển quá nhanh của công nghệ và mạng xã hội, con người trở nên “lười” giao tiếp với nhau mà thích tìm kiếm và sống trong thế giới ảo hơn.
Hiện nay, bệnh trầm cảm vẫn chưa được nhận thức một cách đúng đắn về những tác hại mà nó gây ra, bệnh vẫn còn nhiều người chủ quan, xem nhẹ và lầm tưởng đó chỉ là tính cách hướng nội của người đó. Song, bệnh đã dần dần tiến triển âm thầm và gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ người bị mà cả những người thân xung quanh cũng như toàn xã hội.
Đối tượng dễ bị trầm cảm:
– Người có sự thay đổi hormone trong cơ thể.
– Người bước vào tuổi dậy thì.
– Phụ nữ có thai.
– Bà mẹ sau sinh.
– Người cao tuổi.
– Người thường xuyên bị stress do công việc và áp lực cuộc sống.
2. Cách chữa bệnh trầm cảm
Cách chữa bệnh trầm cảm như thế nào?
Cách chữa bệnh trầm cảm tuổi dậy thì
Bệnh trầm cảm phổ biến gặp đối với người bước vào tuổi dậy thì, nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, dẫn đến thay đổi tâm sinh lý. Ngoài ra, những sự thay đổi cả vẻ bề ngoài của cơ thể như mặt nổi nhiều mụn, mọc lông ở nách và bộ phận sinh dục, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt (ở nữ), xuất tinh lần đầu (ở nam) làm cho mất tự tin, ngại giao tiếp hoặc lo lắng về sự phát triển có thể không bình thường của mình.
Điều trị trầm cảm trên nhóm đối tượng này chưa cần thiết phải dùng đến thuốc hay gặp bác sĩ tâm lý vì có thể làm nặng thêm tâm lý hoang mang của các em.
Điều quan trọng nhất đối với điều trị trầm cảm giai đoạn tuổi dậy thì:
– Cần trang bị kiến thức đầy đủ về những thay đổi tâm sinh lý có thể gặp phải cho nhóm đối tượng này.
– Thường xuyên hỏi han, chia sẻ để các em biết đó là bình thường, nên là mẹ cho bé gái và bố cho bé trai sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
– Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao, không nên thức quá khuya, không tiếp xúc giao du với những đối tượng xấu, văn hóa phẩm đồi trụy,…
Cách chữa bệnh trầm cảm nhẹ
Đối với trầm cảm mức độ nhẹ chỉ cần theo dõi, điều chỉnh lối sống tích cực, tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thể chất và thường xuyên đến gặp bác sĩ tâm lý để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh đang theo chiều hướng nào để điều chỉnh.
Không được để người bệnh một mình hay có cảm giác khó hòa nhịp với mọi người xung quanh.
Cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh
Trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh phần lớn đến từ việc suy giảm thể chất và yếu tố tâm lý
– Bà bầu và mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất.
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh mất ngủ triền miên, học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình.
– Luôn quan tâm, an ủi, chia sẻ gánh nặng về việc chăm con cũng như cần theo dõi và để ý các dấu hiệu bất thường về suy nghĩ cũng như hành động.
– Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây nguy hại cho thai nhi/trẻ sơ sinh.
Cách chữa bệnh trầm cảm cho người cao tuổi
Cách chữa bệnh trầm cảm cho người cao tuổi
Người cao tuổi sẽ bị thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh gây nên những rối loạn trong cảm xúc hay lo lắng, buồn rầu, hay quên, mất tập trung. Ngoài ra, người cao tuổi đôi khi còn thấy bản thân mình vô dụng là gánh nặng cho con cháu nên thường có những suy nghĩ tiêu cực hơn.
Điều trị trầm cảm cho người cao tuổi cần đảm bảo các vấn đề sau:
– Dinh dưỡng đầy đủ và hoạt động thể chất vừa phải.
– Lối sống vui vẻ, tích cực, tham gia các câu lạc bộ vui khỏe cho người cao tuổi.
– Thường xuyên được gần gũi, vui đùa với con cháu.
– Nên tạo cho người cao tuổi thấy họ vẫn giữ vai trò quan trọng cho con cháu như người đưa ra lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm, người kể chuyện hoặc để họ có thể làm một số việc nhẹ như trông nom cháu nhỏ, làm vườn, làm các công tác xã hội…
– Điều trị bằng thuốc khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa bệnh trầm cảm nặng
Kết hợp điều chỉnh lối sống + Bác sĩ tâm lý + Thuốc điều trị.
Một số thuốc điều trị trầm cảm:
– Nhóm SSRI.
– Nhóm SNRI.
– Nhóm TCA.
– Nhóm NDRI.
– Nhóm SRA.
– Có thể cần dung thuốc an thần nhẹ để cải thiện giấc ngủ.
Cần có sự thăm khám của bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh mà mình đang gặp phải. Không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Bệnh trầm cảm không phải bệnh lý nguy cấp có thể dẫn đến tử vong, nhưng lại gây ra cái chết âm thầm, từ từ không chỉ riêng cho người bị mà cho cả những người thân xung quanh và toàn xã hội. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng tâm lý khó phục hồi, hủy hoại cuộc đời của người bị nếu mắc ở độ tuổi còn quá trẻ. Việc nhận biết sớm bệnh cũng như có cách điều trị bệnh là phương pháp tốt nhất để giảm đi tình trạng bệnh, đưa người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.