Viêm da cơ địa: Cẩm nang A-Z

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Viêm da cơ địa, hay còn gọi là chàm (eczema) là một bệnh lý về da khiến da ửng đỏ và ngứa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, bùng phát thành đợt cấp theo chu kỳ. Bệnh có thể đi kèm với hen phế quản và sốt.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu, việc điều trị tập trung chủ yếu vào giảm nhẹ triệu chứng ngứa khi bị viêm da cơ địa và ngăn ngừa các đợt cấp tính.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có tính chất di truyền. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được chứng minh đầy đủ. Một số giả thiết cho rằng nguyên nhân do da khô và dễ bị kích thích, những bất thường trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng có thể gây mẩn ngứa trên da. Tình trạng này có thể phát hiện sớm ở những trẻ trong gia đình có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Một số thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn như: tắm nước quá nóng và quá lâu, sử dụng loại xà phòng gây dị ứng, nhiệt độ thay đổi, độ ẩm môi trường thấp, tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, len dạ, vải nhân tạo, khói thuốc,…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường gặp các biểu hiện lâm sàng tùy từng đối tượng như sau:

– Da bị khô.

– Tình trạng ngứa, nặng hơn về đêm.

– Da sần, nhạy cảm do gãi.

– Da dày lên, nứt nẻ và có vảy.

– Mụn nước nhỏ, có thể vỡ và chảy dịch khi gãi.

– Có các mảng màu đỏ hoặc nâu xám ở các chi, cổ, mi mắt, da đầu,…

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện trước 5 tuổi và tồn tại kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh có các đợt cấp theo từng giai đoạn, sau đó biến mất một thời gian dài, có khi tới vài năm.

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu:

– Các hoạt động thường ngày của trẻ bị gián đoạn, bao gồm cả giấc ngủ.

– Tình trạng nhiễm trùng da với các vảy màu vàng, xung quanh màu đỏ.

– Trẻ sốt cao.

Triệu chứng dai dẳng kéo dài mặc dù đã được điều trị.

– Một số biến chứng của viêm da cơ địa:

– Hen phế quản: hơn 50% số trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ bị hen sau tuổi 13.

– Ngứa mạn tính, da bị đóng vảy: khi ngứa, trẻ gãi làm cho tình trạng nặng nề hơn, da dày và sạm hơn.

– Nhiễm trùng da: khi trẻ gãi gây nên các tổn thương hở, làm chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng do các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương.

4.1 Cách trị viêm da cơ địa tại nhà

Trước khi đi khám bác sĩ hay dùng thuốc, bạn hãy thử theo các cách chữa dưới đây:

– Tắm bằng nước ấm: thêm một chút baking soda hoặc bột yến mạch vào bồn tắm với nước ấm, ngâm mình 10 – 15 phút sau đó lau khô, sử dụng kem dưỡng ẩm.

Dùng lá khế: Đun nước để uống hay để tắm. Hoặc một số thảo dược dân gian khác như lá đinh lăng, lá trầu không, sài đất… bạn có thể hoàn toàn điều trị eczema tại nhà.

– Không gãi: dùng đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để giảm sự khó chịu, khi đi ngủ có thể đeo bao tay để tránh gãi.

– Dán băng cá nhân vào chỗ ngứa để hạn chế gãi và bảo vệ da.

– Dùng xà phòng không có mùi hương và không chất tẩy làm giảm kích ứng ở da.

– Mặc quần áo thoải mái: sử dụng trang phục thấm mồ hôi và mềm mại để giảm sự khó chịu ở da.

– Giảm căng thẳng và lo lắng: những rối loạn tâm lý có thể khiến tình trạng viêm da nặng thêm.

4.2 Thuốc trị viêm da cơ địa

– Điều trị bằng thuốc uống: trường hợp này thường sử dụng thuốc nhằm ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm do vi khuẩn. Kháng sinh với liều lượng phù hợp mang lại kết quả tốt trong điều trị bệnh. Các trường hợp nặng hơn cần sử dụng thêm thuốc kháng histamin để làm giảm tình trạng ngứa ở da.

– Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da:

+ Kem chống ngứa: làm giảm tình trạng ngứa trên da, bôi trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.

+ Kem bôi kháng viêm: kem có tác dụng làm giảm sưng viêm ở các vết chàm. Tuy nhiên, khi sử dụng kem chứa thành phần corticoid trong thời gian dài và trên diện rộng, kem có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có mỏng da, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Kem dưỡng ẩm: kem cung cấp độ ẩm cho da, giúp da đàn hồi, hạn chế sự nứt nẻ.

+ Mới đây, FDA đã cấp phép cho một loại thuốc sinh học sử dụng theo đường tiêm có tên Dupilumab, sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường.

Kem bôi ngoài da điều trị viêm da cơ địa

Kem bôi ngoài da điều trị viêm da cơ địa

4.3 Các liệu pháp điều trị khác

– Liệu pháp ánh sáng: sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc bôi tại chỗ hoặc tần suất tái phát bệnh cao. Liệu pháp ánh sáng đơn giản thường được sử dụng nhất là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tia cực tím UVA, UVB được dùng điều trị đơn độc hoặc kết hợp với sử dụng thuốc.

– Băng ướt: quấn băng ướt xung quanh vùng da sau khi đã bôi corticoid. Thường sử dụng khi bệnh nhân bị tổn thương trên diện rộng và được thực hiện ở bệnh viện.

5.1 Viêm da cơ địa ăn gì?

Để hạn chế kích ứng da, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có tính kháng viêm như:

– Cá: một số cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,… cung cấp acid béo omega – 3 tự nhiên giúp cơ thể kháng viêm hiệu quả.

– Thực phẩm lên men như sữa chua, dưa chua,…cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giúp cơ thể kháng khuẩn.

– Trái cây và rau củ chứa flavonoid như táo, súp lơ xanh, cải bó xôi,…giúp kháng viêm hiệu quả.

5.2 Viêm da cơ địa kiêng gì?

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Để tình trạng bệnh không trở nên nặng thêm, bạn cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:

– Trứng.

– Cà chua.

– Trái cây họ cam, quýt.

– Các sản phẩm từ sữa.

– Các loại hạt.

– Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, các loại bánh mì,…

– Các thực phẩm chứa Niken như trà đen, chocolate, thịt đóng hộp,…

– Các loại hải sản có vỏ như cua, ốc,…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người viêm da cơ địa      

Một số biện pháp có thể làm giảm tình trạng khô da và mức độ nặng thêm của bệnh như sau:

– Dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần/ngày.

– Xác định các tác nhân khởi phát bệnh và tránh tiếp xúc với chúng: chất tẩy rửa, bụi, căng thẳng, béo phì,…Cần lưu ý các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành và hạn chế sử dụng.

– Sử dụng nước ấm khi tắm, chỉ tắm 10 – 15 phút.

– Không sử dụng xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh vì chúng làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da dẫn đến khô da.

– Sau khi tắm, bôi kem dưỡng ẩm cho da.

Tắm nước ấm giúp dự phòng viêm da cơ địa

Tắm nước ấm giúp dự phòng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng các biện pháp nêu trên sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu do ngứa và ngăn ngừa các đợt bùng phát cấp tính. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *