25% số trẻ nhập viện tại khoa nhi tiêu hóa là do táo bón
Táo bón ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? – Đây là thắc mắc của không ít các bậc làm cha mẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc cũng như biết được cách chăm sóc, phòng ngừa tình trạnh táo bón ở trẻ nhỏ.
1. Táo bón ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Táo bón là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần. Đây là một tình trạng cảnh báo đường tiêu hóa đang không được khỏe mạnh. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể thiếu nước và chế độ ăn thiếu chất xơ.
Ở trẻ em, táo bón là tình trạng xảy ra thường xuyên. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 25% trẻ em nhập viện khoa nhi tiêu hóa do tình trạng táo bón. May mắn thay tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên có một số trường hợp nặng hơn thậm chí kéo dài cả năm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Các nguyên nhân thường được chia làm 2 nhóm là nguyên nhân thực thể (do bệnh lý mà trẻ mắc phải) và nguyên nhân chức năng (do thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ).
– Nguyên nhân thực thể:
+ Bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp sẽ làm giảm nhu động ruột và từ đó gây nên tình trạng táo bón. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể ảnh hưởng tới các chức năng khác của đường tiêu hóa.
+ Đái tháo đường: Đái tháo đường bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
+ Một số bệnh về thần kinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ nhỏ như: bại não, chậm phát triển tâm thần,… sẽ làm rối loạn vận động ruột ở trẻ và gây táo bón.
– Nguyên nhân chức năng:
+ Nhịn vệ sinh: Do không muốn sử dụng vệ sinh công cộng chỉ muốn về nhà đi vệ sinh hoặc do quên mất việc đi vệ sinh của bản thân nên trẻ em thường dễ bị táo bón.
+ Vấn đề tập luyện đi vệ sinh: Nhiều bố mẹ bắt ép con trẻ đi vệ sinh từ quá sớm khiến cho trẻ có tâm lý sợ đi vệ sinh vì vậy trẻ thường tránh né hoặc cố nhịn. Hành vi này kéo dài lâu ngày sẽ khiến trẻ mắc táo bón.
+ Cai sữa: Cai sữa khiến trẻ bị thiếu hụt lượng nước từ sữa. Nếu không bổ sung nước từ các nguồn khác sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Thói quen ăn uống ít chất xơ, uống ít nước hoặc lười vận động ở trẻ cũng là một nguyên nhân thường gặp.
+ Dị ứng sữa bò: Trong sữa có nhiều protein, ở một số trẻ có tình trạng dị ứng với protein trong sữa và gây nên tình trạng táo bón.
+ Thuốc: Một số thuốc làm giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
Thói quen ăn uống ít chất xơ là một trong các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ
3. Biểu hiện táo bón ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị táo bón thường có những dấu hiện sau:
– Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần.
– Phân cứng, lổn nhổn từng cục.
– Trẻ bồn chồn, khi đi vệ sinh thường vắt chéo chân và gồng cơ mông.
– Đau bụng, biếng ăn và chán ăn.
– Ở một số trẻ nặng có thể thấy trong phân có máu, sốt, giảm cân thậm chí nếu tình trạng kéo dài trẻ có thể bị sa trực tràng.
4. Hậu quả nếu để tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài
Nếu để tình trạng táo bón kéo dài trẻ có thể gặp những nguy hiểm sau:
4.1 Sa trực tràng
Việc táo bón khiến trẻ mỗi khi đi vệ sinh cần rặn nhiều hơn. Việc làm này lâu ngày có thể làm cho trẻ bị sa trực tràng, trĩ và cần phải tiến hành cắt bỏ phần sa ra ngoài.
4.2 Suy dinh dưỡng
Táo bón khiến cho trẻ mệt mỏi, tinh thần sa sút với tâm lý sợ đi vệ sinh. Chính vì thế trẻ sẽ trở nên biếng ăn, lười ăn lâu ngày khiến cơ thể trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra niêm mạc ruột trẻ cũng có thể bị tổn thương dẫn tới việc kém hấp thu khiến trẻ sụt cân.
Táo bón dài ngày khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
4.3 Nhiễm độc
Khi bị táo bón, phân bị dồn ứ lại trong cơ thể ngày một nhiều mà không được đào thải ra ngoài. Lâu ngày khiến chất độc tích lại ngày một nhiều và gây ngộ độc cho cơ thể.
4.4 Ảnh hưởng tới gan, thận
Chất độc tồn đọng nhiều trong cơ thể cũng khiến gan và thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường và lâu ngày sẽ khiến cho các cơ quan này bị quá tải có thể dẫn đến suy gan, thận.
5. Điều trị táo bón ở trẻ nhỏ
Để cải thiện được tình trạng này ba mẹ nên làm như thế nào?
5.1 Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
– Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước. Với những trẻ vừa cai sữa cần chú ý bổ sung nước cho trẻ.
– Tạo cho trẻ một thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
– Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tạo tâm lý sợ hãi cho trẻ.
– Chú ý sử dụng các loại sữa dành cho trẻ phù hợp với tiêu hóa của trẻ.
5.2 Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
– Với những trẻ sơ sinh nên giúp trẻ vận động tay chân nhẹ nhàng. Bế trẻ đi dạo thường xuyên thay vì đặt trẻ nằm yên một chỗ. Dùng tay massage vùng bụng, lưng cho trẻ.
– Với những trẻ lớn tuổi hơn nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tránh việc trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vô tuyến, điện thoại.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời giúp phòng ngừa táo bón
5.3 Cho trẻ đi khám
Với những trường hợp nặng như: Sa trực tràng, trĩ, táo bón dài ngày không khỏi,… các bố mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia, các bác sĩ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị táo bón ở trẻ nhỏ.
– Sử dụng các thuốc đạn (đặt hậu môn) để làm mềm phân cho trẻ với những trẻ không thể sử dụng đường uống.
– Dùng thuốc xổ để làm tăng nhu động ruột của trẻ giúp trẻ tống phân ra ngoài. Chú ý không tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Ở một số trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sử dụng một số biện pháp thụt rửa để làm sạch ruột.
Đừng để những đứa trẻ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ táo bón. Cha mẹ hãy quan tâm và chú ý trẻ nhiều hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và cho bé thăm khám sớm để xử lý khi nhận thấy bé bị táo bón.