Bệnh Gout gây lắng đọng tinh thể acid uric
Trong nhịp sống của sự phát triển, bệnh gút cũng ngày càng trở nên phổ biến, nó gây nhiều đau đớn và suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và giảm các triệu chứng do bệnh Gout gây ra? Không nên ăn gì và nên ăn gì thì tốt cho bệnh Gout? Sau đây là đầy đủ những thông tin cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.
1. Bệnh gout là gì? Có chữa được không?
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến sự tăng cao của nồng độ acid uric trong máu, làm tích tụ các tinh thể acid uric hoặc muối urat trong các khớp. Acid uric được hình thành khi thực phẩm chứa nhân purin được phân hủy.
Nhiều người lo lắng, không biết: Bệnh Gout có chữa được không? Bệnh Gout có thể kiểm soát tốt bằng việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống phù hợp.
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, bệnh Gout có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
– Bệnh Gout tái phát: Một số người không gặp lại các dấu hiệu của bệnh Gout. Có những người khác lại tái phát nhiều lần trong một năm. Chính vì vậy, nếu không điều trị các triệu chứng của bệnh gút ở những người tái phát có thể khiến các khớp bị phá hủy hoặc bào mòn.
– Đồng thời, việc lắng đọng tinh thể urat có thể làm xuất hiện cục di động dưới vành tai, xương bánh chày, mỏm khuỷu hoặc gần gót chân. Chúng thường không gây đau đớn nhưng có thể gây sưng.
– Hoặc tinh thể này được được tìm thấy trong đường tiết niệu gây ra sỏi thận, suy thận, viêm thận kẽ.
2. Những dấu hiệu của bệnh gút
Chiếm gần 50% trong tổng số người mắc, bệnh gút ảnh hưởng đến ngón chân cái. Các trường hợp khác, nó gây đau nhức hoặc sưng ở cổ tay, ngón tay, đầu gối và gót chân. Các cơn sưng, đỏ, đau đột ngột, dữ dội thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài trong khoảng 3 – 10 ngày.
Hầu hết người mắc bệnh Gout đều gặp triệu chứng này vì cơ thể không loại bỏ được acid uric một cách hiệu quả khiến chúng tích tụ, kết tinh và lắng đọng ở các khớp.
Bệnh Gout ảnh hưởng đến ngón chân cái
3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Gout
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Gout như:
– Những người thừa cân và béo phì.
– Gia đình có người mắc bệnh Gout.
– Nghiện bia, rượu.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều nhân purin, làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
– Sử dụng các thuốc lợi tiểu như Lasix, Hypothiazid,… gây ra các đợt Gout cấp.
Bệnh Gout chủ yếu được hình thành do chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh. Do đó, việc cần thiết là xây dựng cho người bệnh Gout một thực đơn hợp lý và lối sống tích cực.
4. Thực đơn cho người bệnh gout
Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gout
4.1 Bệnh Gout không nên ăn gì?
Những người mắc bệnh Gout không thể loại bỏ Acid uric dư thừa qua nước tiểu. Thực phẩm chứa nhiều purin thường gây ra cơn Gout bao gồm thịt nội tạng, thịt đỏ, hải sản và rượu bia. Đồng thời, một số thức ăn chứa đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Gout và các cơn đau. Do đó, chế độ ăn nhiều purin càng làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Một số thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao khiến những người mắc bệnh gout nên tránh:
– Tất cả các loại nội tạng động vật thuộc nhóm có hàm lượng purin rất cao (trên 150mg/100g). Do đó, không nên ăn gan, bầu dục, óc động vật,…
– Các loại cá: cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá cơm,…
– Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa nhiều purin (khoảng 50 -150mg/100g).Chính vì vậy, những người bệnh gút cũng nên kiêng ăn sò điệp, tôm, cua và trứng cá
– Một số loại thịt đỏ: thịt bê, thịt nai, thịt cừu,… Những loại thịt này chứa hàm lượng purin cao thường trên 150mg/100g. Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ vẫn có thể sử dụng với lượng nhỏ (dưới 70g mỗi ngày) không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
– Hoa quả chua, đồ lên men, đồ ăn nhanh.
– Các đồ uống ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh Gout như rượu, bia, nước giải khát,…Có nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông uống nhiều nước ngọt có khả năng mắc bệnh gút cao hơn với người không uống hoặc uống ít. Các chất kích thích như bia, rượu tăng tần suất tái phát và triệu chứng đau của bệnh gút.
4.2 Bệnh Gout nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp, an toàn cho người bệnh Gout:
– Trái cây không chua nói chung đều tốt cho người bệnh Gout. Nó có thể ngăn ngừa các cơn đau bằng cách giảm viêm và nồng độ acid uric.
– Các thực phẩm ít béo và không béo như sữa chua, sức đã tách béo.
– Các loại hạt: bơ, đậu phộng, ngũ cốc.
– Các loại thịt có màu trắng như thịt cá sông, lườn gà, thịt lợn,… Không chỉ cung cấp lượng protein cần thiết mà còn chứa ít purin (khoảng 50 – 150 mg/100g).
– Các loại rau củ, bao gồm súp lơ, dưa chuột, rau cần, cải xanh,… chỉ chứa 20 – 25mg purin trong 100g thực phẩm. Tuy nhiên trừ một số loại như măng tây, giá đỗ, nấm (những thực phẩm này có hàm lượng purin rất cao trên 150mg/100g).
– Thay đổi loại dầu ăn bằng dầu thực vật như ô liu, dừa,…
– Cùng với thực đơn ăn uống phù hợp, việc chế biến cũng cực kỳ quan trọng. Ưu tiên các món luộc và hấp, hạn chế tối đa chiên, xào bằng dầu mỡ. Vì khi chiên, xào khiến thức ăn nhiều dầu mỡ, gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric. Ngoài ra còn gây thừa cân, không tốt cho sức khỏe.
4.3 Thay đổi lối sống tích cực
Ngoài chế độ ăn thích hợp, một số thay đổi lối sống có thể giảm các cơn đau hoặc nguy cơ mắc bệnh Gout như:
– Giảm cân: Cân nặng dư thừa khiến cơ thể kháng insulin, dẫn đến quá trình loại bỏ đường khỏi máu không đúng cách. Từ đó cũng thúc đẩy nồng độ tăng cao acid uric.
– Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý nó còn giữ acid uric ở mức thấp. Các bài tập cho người bệnh Gout chỉ nên ở mức độ vừa phải, không nên tập luyện quá sức.
– Uống đủ nước: giúp loại bỏ acid uric dư thừa trong máu thải qua theo đường nước tiểu. Nên uống 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe nói chung.
– Hạn chế uống bia, rượu: một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống rượu, bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
– Bổ sung vitamin C: giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh Gout.
Bệnh Gout là một loại viêm khớp làm xuất hiện các cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Thật may mắn, nó có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống phù hợp, tránh thịt nội tạng, thịt đỏ,… cùng với đó nên ăn nhiều trái cây, rau xanh,… Đồng thời, chế độ ăn cần phải kết hợp với lối sống lành mạnh như tập thể dục, uống đủ nước, duy trì cân nặng hợp lý và uống ít rượu, bia.