Bệnh Gout (Gút) là một căn bệnh phổ biến hiện nay do rối loạn chuyển hóa Acid uric trong cơ thể. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Bệnh Gout có chữa dứt điểm được không?. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!
1. Bệnh Gout có khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp gây ra các triệu chứng như sưng to, phù nề, căng đỏ… khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn Gout có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng khó lường.
Các triệu chứng của bệnh Gout có thể được kiểm soát và cải thiện bằng thuốc, các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh Gout.
Hiện tại, chỉ có các biện pháp làm ngăn chặn cơn đau Gout cấp, cải thiện các triệu chứng bệnh Gout như:
– Dùng các thuốc giảm sưng, đau các khớp như Colchicine, Corticosteroid…
– Tránh ăn các thực phẩm nhiều đạm, ăn nhiều rau quả tươi.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh Gout
– Ngoài ra, khi bệnh Gout còn nhẹ, có thể sử dụng các bài thuốc, phương thuốc dân gian giúp phòng ngừa cơn Gout cấp và làm giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh.
Xem thêm: Các bài thuốc dân gian trị Gout
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh Gout
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển, nhiều người bệnh đã tìm hiểu các thông tin về bệnh Gout trên internet, tuy nhiên người dùng cần phải chọn lọc thông tin đúng đắn, tránh tin mù quáng vào các bài viết quảng cáo tràn lan chữa khỏi bệnh Gout, chữa dứt điểm bệnh Gout…chưa được kiểm chứng, không chỉ tốn kém về tiền bạc còn gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho cơ thể như suy gan, suy thận, rối loạn tiêu hóa…
Cần phải lưu ý, hiện chưa có biện pháp đặc trị cho bệnh Gút, có chăng chỉ là các thuốc làm giảm triệu chứng và phòng ngừa cơn Gout cấp tái phát.
Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh Gout.
2. Lưu ý cho người bệnh Gout
Tự chăm sóc tại nhà:
– Cơn đau Gout cấp có thể kéo dài 3-10 ngày, các triệu chứng thường nặng vào 2 ngày đầu tiên. Để cải thiện cơn đau, có thể thực hiện các biện pháp sau:
+ Chườm lạnh: Bọc viên đá bằng một lớp vải mỏng, chườm lên khớp bị tổn thương trong 15-20 phút để cải thiện các cơn đau.
Chườm lạnh giúp giảm sưng, viêm nhanh chóng
+ Hạn chế đi lại để tránh tác động đến các khớp bị sưng đau. Có thể sử dụng nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác nếu cần.
+ Người bệnh Gout bị thừa cân, béo phì nên có kế hoạch giảm cân an toàn, lành mạnh để tránh làm tăng Acid uric máu.
+ Uống đủ nước suốt cả ngày để tránh mất nước, cản trở quá trình đào thải Acid uric.
+ Bia, rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút và tái phát cơn Gút cấp. Hạn chế rượu bia ở người bệnh Gout.
– Nếu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không làm giảm nồng độ Acid uric, nên sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng để làm giảm nồng độ hoặc tăng khả năng đào thải chúng ra khỏi cơ thể:
+ Colchicine: Giảm đau do cơn Gout cấp hiệu quả. Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên, nên uống 1,2mg càng sớm càng tốt và uống thêm 0,6 mg 1 giờ sau đó.
+ Các thuốc chống viêm không Steroid (Ibuprofen, Acetaminophen…). Tuy nhiên, các bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, người cao tuổi mắc có các vấn đề về thận nên thận trọng khi dùng thuốc này.
+ Corticoid: Được chỉ định khi Colchicin, NSAIDs không hiệu quả. Cần hạn chế sử dụng thuốc này và dùng ngắn ngày do Corticoid gây nhiều tác dụng phụ cho người dùng.
Chỉ dùng Corticoid ngắn ngày khi điều trị Gout
+ Allopurinol, Probenecid, Uricozym: Giúp hạ nồng độ Acid uric, tăng thải trừ Acid uric, ngăn cản sự lắng đọng Urat trong các khớp. và có thể sử dụng lâu dài.
+ Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc chống thoái hóa khớp, phục hồi và tái tạo sụn khớp như Glucosamin, acid Hyaluronic…
Như vậy, bệnh Gout không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu bệnh nặng hơn và xuất hiện cơn Gout cấp, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.