Các cách chữa viêm xoang tại nhà
Đã từ rất lâu, trong dân gian đã áp dụng những thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xoang. Vậy nó có thực sự đem lại hiệu quả? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng. Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu không giúp giảm đau, sát trùng và chống viêm. Do đó có hiệu quả cao trong điều trị viêm xoang hoặc các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Theo nghiên cứu khoa học, trầu không có chứa nhiều tinh dầu, hợp chất phenol như eugenol, carvacrol, chavicol và vitamin, acid amin… có đặc tính trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm xoang. Ngoài ra, các hợp chất phenol còn có khả năng giảm chứng viêm, giảm đau, nhanh chóng làm lành các tổn thương xoang. Từ đó triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.
Một số cách sử dụng lá trầu không để điều trị như:
1.1 Xông mũi với lá trầu không
Khi xông các hoạt chất dễ bay hơi trong lá trầu không sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm, giúp mũi thông thoáng và sạch hơn.
Chuẩn bị:
– 10 lá trầu không tươi.
– 300ml nước sạch.
– Khăn khô (1 loại nhỏ và 1 loại to).
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
– Cho 300ml nước và lá trầu không vào đun sôi, giữ lửa nhỏ trong vài phút để hoạt chất ra hết.
– Đưa mặt cách nồi khoảng 30-40 cm rồi dùng khăn to trùm kín đầu để giữ cho hơi nước không thoát ra bên ngoài.
– Xông đến khi nước nguội, các chất bẩn tắc nghẽn bên trong mũi chảy ra hết. Thời gian không quá 20 phút.
– Dùng khăn nhỏ lau phần dịch mũi chảy ra bên ngoài. Không được để chúng rơi xuống nồi gây bẩn cho nước trong nồi.
– Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần để có hiệu quả tốt nhất. Không sử dụng quá nhiều lần do hơi nóng có thể giãn nở mao mạch.
Xông mũi với lá trầu không
1.2 Lá trầu không kết hợp với gừng
Gừng có tính ấm, vị cay có công dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau. Kết hợp với trầu không để làm bài thuốc đắp xong giúp triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch… giảm đi đáng kể.
Chuẩn bị:
– 1 củ gừng nhỏ.
– 2 lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
– Đem rửa sạch gừng, lá trầu không.
– Gừng gọt bỏ vỏ đem xay nhuyễn hoặc giã nát cùng lá trầu không.
– Lấy hỗn hợp đắp lên hai cánh mũi khoảng 15 phút thì ngừng.
– Mỗi ngày có thể làm 1 lần. Duy trì phương pháp này, sau một thời gian tình trạng viêm xoang sẽ thuyên giảm.
1.3 Lá trầu không, hoa ngũ sắc và rượu trắng
Nhiều người đã kết hợp thành công lá trầu không, hoa ngũ sắc và rượu trắng để điều trị viêm xoang.
Chuẩn bị:
– 10 lá trầu không tươi.
– 100ml rượu trắng.
– 1 chai nước muối sinh lý.
– 1 lọ chiết xuất từ hoa ngũ sắc (có thể mua ở nhà thuốc).
Cách thực hiện:
– Lá trầu không đem rửa sạch, để ráo. Sau đó ngâm với rượu trắng trong 15 phút.
– Ngậm 1 chút hỗn hợp trên trong miệng, sau đó nhỏ chiết xuất hoa ngũ sắc vào hai bên mũi khoảng 5 phút.
– Bỏ rượu lá trầu không ra ngoài, xì sạch mũi.
– Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ và lấy tay day day dọc hai bên sống mũi để chất bẩn chảy ra hết bên ngoài.
2. Giảm xoang bằng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay dùng để chữa các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, gừng có tác dụng tiêu viêm nhờ thành phần gingerol. Từ đó làm giảm tình trạng phù nề ở các mô xoang, bình thường hóa hoạt động dẫn lưu giúp thông xoang – mũi
Ngoài ra, tinh dầu từ gừng còn ức chế virus RSV (virus hợp bào hô hấp) gây viêm phổi và một số tác nhân khác gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, gừng con chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Vì vậy, gừng có rất nhiều cách khác nhau được áp dụng tại nhà.
2.1 Xông mũi bằng gừng tươi
Chuẩn bị:
– 3 – 4 củ gừng tươi.
– 1.5 lít nước lọc.
– Khăn khô.
Cách thực hiện:
– Gừng tươi đem rửa sạch, thái thành từng lát mỏng.
– Cho gừng vào đun sôi, tắt bếp.
– Đợi nước bớt nóng. Dùng khăn trùm kín đầu, tiến hành xông mũi, để mặt cách nước khoảng 30 – 40cm trong vòng 10 – 15 phút.
– Mỗi ngày 2 lần sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.
Ngoài ra, người viêm xoang có thể đắp trực tiếp những củ gừng đã được giã lên hai cánh mũi.
Sử dụng gừng để điều trị viêm xoang
2.2 Nhỏ mũi bằng gừng tươi và hành khô
Tinh dầu có trong hành khô giúp thông thoáng các đường xoang – mũi, làm sạch dịch tiết viêm xoang, từ đó giảm nghẹt mũi, dễ chịu hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 củ gừng tươi.
– 2 củ hành khô.
– Nước muối sinh lý.
Cách thực hiện:
– Gừng tươi và hành khô bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo.
– Đem xay nhuyễn hoặc giã đến nhỏ, lọc lấy nước, bỏ bã.
– Sử dụng tăm bông thấm dịch chiết đều vào bên trong mũi để trong khoảng 30 phút.
– Rửa lại bằng nước muối sinh lý để cuốn bay chất nhầy, bụi bẩn.
– Mỗi ngày làm 2 lần, trong 2 tuần liên tiếp sẽ thấy rõ hiệu quả.
2.3 Sử dụng gừng và ngó sen
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 30g ngó sen.
– 2 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch gừng tươi, ngó sen, đem giã nát.
– Lấy hỗn hợp đắp từ giữa 2 chân tay lên trán. Cẩn thận để tránh dây vào mắt.
– Sau khi đắp một lúc, trường hợp viêm xoang có mủ sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ra mủ. Nếu viêm xoang không có mủ thì không ra mủ.
– Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào sáng và tối đến khi hết mủ.
Lưu ý: Phương pháp này có thể hỗ trợ điều trị cả viêm mũi và viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng trà gừng hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
3. Chữa viêm xoang bằng lá lốt
Lá lốt chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất như piperin, piperidin, có đặc tính kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn. Nó ức chế hoạt động của nhiều loại ký sinh trùng như E. coli, Staphylococcus. Ngoài ra còn có khả năng kháng viêm, giảm phù nề, thông thoáng đường thở.
Một số cách khác nhau để chữa viêm xoang từ lá lốt phải kể đến như:
3.1 Lá lốt tươi
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1-2 lá lốt tươi.
– Một chút muối ăn.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá lốt, đem ngâm với nước muối pha loãng để diệt bỏ vi khuẩn.
– Vò nhẹ lá lốt để tinh dầu bên trong được tiết ra ngoài.
– Cuộn tròn nó lại nhét vào bên trong lỗ mũi bị viêm, không nên đút quá sâu.
– Để yên khoảng 15 – 20 phút, rút ra bên ngoài.
– Làm tương tự với bên mũi còn lại.
– Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, giúp thông thoáng đường thở của bạn, mỗi ngày sẽ dễ chịu hơn.
Sử dụng lá lốt tươi để chữa viêm xoang
3.2 Xông hơi lá lốt
Cách làm tương tự như phương pháp xông hơi bằng gừng tươi, bằng lá trầu không… Tác dụng của những dược liệu thường chậm, phụ thuộc cơ địa từng người, do đó nên kiên trì đều đặn và thời gian đủ dài để thấy rõ hiệu quả.
4. Cây cứt lợn hỗ trợ điều trị viêm xoang
Cây cứt lợn còn có tên khác là cây cỏ hôi, hoa ngũ vị… thường mọc dại ở rất nhiều nơi của nước ta.
Theo Đông y, hoa cứt lợn có tính mát, vị đắng, có công dụng tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt, loại bỏ chất bên trong cơ thể.
Theo Y học hiện đại, cây chứa nhiều hoạt chất giúp chữa bệnh viêm xoang. Tinh dầu giúp tăng bài xuất chất nhầy. Các chất như phenol, saponin, alkaloid… khi vào cơ thể giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi nhanh chóng. Dịch chiết của nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu vàng, E. coli, trực khuẩn mủ xanh.
Tuy nhiên, những bài thuốc từ dược liệu thường chỉ hiệu quả trong giai đoạn mới khởi phát hoặc các triệu chứng của bệnh còn nhẹ.
4.1 Xông hơi bằng hoa cứt lợn
Phương pháp này cũng được thực hiện tương tự như cách xông hơi ở trên. Thời gian giữa các lần có thể dài hơn, mỗi tuần thực hiện đều đặn 3 lần, bệnh sẽ thuyên giảm.
Cũng có thể lấy nước cốt hoa cứt lợn, tẩm bông thấm vào mũi hoặc, nhỏ mũi bằng dung dịch này đều đem lại hiệu quả tương tự nhau.
4.2 Nhỏ mũi nước cốt cây hoa cứt lợn kết hợp vòi voi
Cây vòi voi có tác dụng tiêu độc, giảm viêm và giảm đau. Khi kết hợp với cây hoa cứt lợn sẽ tăng cường hiệu quả điều trị, thời gian cải thiện triệu chứng rút ngắn lại.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Một nắm cây hoa cứt lợn.
– Một nắm cây vòi voi.
– Một ít muối hột.
– Lọ thủy tinh nhỏ.
Cách thực hiện:
– Đem rửa sạch cây hoa cứt lợn và vòi voi, ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
– Vớt ra, để ráo nước.
– Giã nát hoặc cho thể xay nhuyễn với một ít muối hột.
– Lọc lấy nước cốt, cho vào lọ thủy tinh nhỏ, đóng nắp, bảo quản cẩn thận.
– Nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt vào từng bên múi.
– Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 10 ngày, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Kết hợp và voi và ngũ sắc để cải thiện triệu chứng
4.3 Uống nước sắc cây hoa cứt lợn, ké đầu ngựa và kim ngân hoa
Viêm xoang theo diễn giải trong đông y do “phong tụ, hàn ngưng, hỏa uất” tức là gió, hơi lạnh, nóng tích tụ trong cơ thể gây phế hư, thận hư tiết nhiều chất dịch.
Trong đó, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mẩn ngứa… nên được áp dụng trong nhiều bài thuốc trị viêm xoang.
Ké đầu ngựa giảm đau họng, ngạt mũi, tắc mũi được dùng để chữa viêm xoang.
Kết hợp với cây hoa cứt lợn, tác động đến các xoang theo nhiều hướng khác nhau. Từ đó hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 30g cây hoa cứt lợn.
– 12g ké đầu ngựa.
– 20 g kim ngân hoa.
– 4 bát nước nước lọc.
Cách thực hiện:
– Các dược liệu đem rửa sạch, để ráo.
– Cho vào một ấm sắc với lượng nước vừa đủ.
– Đun đến sôi, sau đó cô đọng lại còn 1 bát thì tắt bếp.
– Lấy phần nước, bỏ bã.
– Chia thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày, không được để qua đêm.
– Kiên trì trong 1 tuần, triệu chứng cải thiện nhanh chóng.
5. Chữa viêm xoang bằng cây xương cá
Cây xương cá hay còn gọi là cây giao, cây càng tôm, cây xương khô… có vị hơi chua, tính mát. Với đặc tính khử phong, sát trùng, tiêu viêm, giải độc nên được sử dụng để chữa bệnh viêm nhiễm, mụn cóc, đặc biệt là bệnh viêm xoang.
Một số các vận dụng cây xương cá vào trong điều trị bệnh viêm xoang như sau.
5.1 Xông mũi bằng cây giao
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 15 – 20 đốt cây giao tươi.
– Nước tinh khiết.
– Một ấm nhỏ.
– Một tờ giấy có chiều dài khoảng 60cm.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch cây giao với nhiều lần nước để loại bỏ đất cát, bị bẩn. Rửa bằng nước muối sinh lý thì càng tốt.
– Vớt ra để ráo, thái thành những đoạn nhỏ khoảng 2 – 3 cm.
– Cho dược liệu vào ấm, đổ ngập nước, đậy kín đun đến sôi.
– Trong thời gian này, quấn tờ giấy thành hình phễu dài có một đầu nhỏ, 1 đầu to.
– Nước sôi thì bỏ ra, úp đầu to của phễu vào miệng ấm, đầu nhỏ kề sát vào một bên mũi.
– Hít phần hơi nước bốc lên khoảng 10 phút.
– Tiến hành tương tự với mũi bên kia.
– Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Kiên trì thực hiện trong 1 lần sẽ thấy hiệu quả.
Để hiệu quả hơn, có thể xông trong khi bếp vẫn còn đun. Tuy nhiên phải vặn thật nhỏ lửa để đảm bảo an toàn. Chú ý khoảng cách để mũi để không quá nóng gây bỏng rát niêm mạc.
Xông mũi bằng cây giao
5.2 Lưu ý đặc biệt khi sử dụng cây giao
Trong nhựa cây giao có tính độc, nên tuyệt đối không áp dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Có một số ý kiến cho rằng, kết hợp xông và uống nước sắc sẽ tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia y học cổ truyền cảnh báo, nước sắc hay dịch chiết từ loại cây này có những tác dụng phụ. Chúng bao gồm ngộ độc, ỉa chảy, rát phỏng cổ họng, miệng… do đó không nên nhỏ dịch chiết vào mũi hoặc uống bằng đường miệng dù bất kỳ hình thức nào.
6. Chữa xoang bằng rau diếp cá
Rau diếp với nhiều tác dụng khác nhau cũng được vận dụng trong y khoa để chữa viêm xoang. cá có tính sát khuẩn tiêu viêm, thanh nhiệt, đồng thời còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Người viêm xoang có thể sử dụng kết hợp với những vị thuốc khác để giảm nhanh các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Một các đơn giản sau bạn có thể áp dụng:
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Một mớ rau diếp cá.
– Một lọ thủy tinh nhỏ.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch rau diếp cá với nhiều lần nước, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
– Rửa lại với nước sạch, để ráo.
– Giã nát, vắt lấy nước cốt cho vào lọ.
– Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi bị viêm, triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần.
Diếp cá chữa viêm xoang
7. Chữa xoang bằng râu ngô và đương quy
Ngoài ra, bài thuốc nam từ râu ngỗ và đương quy cũng được áp dụng để điều trị viêm xoang.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Râu ngô 120g.
– Đương quy 30g.
Cách thực hiện:
– Râu ngô đem phơi khô cắt thành từng đoạn 1 cm.
– Rễ đương quy cho vào chảo, đem rang khoảng 5 phút lấy ra, cắt thành từng sợi nhỏ.
Mỗi lần dùng cho vào tẩu rồi hút 5-7 ngày/lần trong 2 tuần. Kiên trì sẽ thấy rõ hiệu quả.
8. Nước muối hỗ trợ điều trị viêm xoang
– Nước muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm. Việc vệ sinh xoang mũi bằng dung dịch nước muối đã được sử dụng từ lâu.
– Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, hoặc sản phẩm SRK Saltmax. Chuẩn bị bình xịt và thực hiện theo các bước dưới đây:
+ Bước 1: Giữ người tư thế thẳng và nghiêng người về phía chậu rửa, cho đầu rửa dụng cụ nhẹ nhàng vào một bên mũi.
+ Bước 2: Há miệng, thở tự nhiên như bình thường. Lấy tay bóp nhẹ bình để dung dịch từ chảy vào mũi bên này rồi sang mũi bên kia. Nhhả tay, bóp vào liên tiếp 2-3 lần để dung dịch chảy liên tục qua mũi xoang.
+ Bước 3: Xì mũi để làm sạch các dung dịch còn sót lại.
Lưu ý khi sử dụng các phương pháp dân gian trong điều trị xoang
Mặc dù những thuốc nam ở trên đều dễ thực hiện tại nhà để cải thiện triệu chứng của viêm xoang. Tuy nhiên để hạn chế được những tác dụng phụ không đáng có, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môi. Do cơ địa mỗi người có thể phù hợp với những loại thảo dược khác nhau.
– Các bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ. Với trường hợp nặng, nên đi thăm khám tại bệnh viêm để có phác đồ điều trị thích hợp.
– Thận trọng áp dụng cho những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, bà mẹ có con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi.
– Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mày đay, ngứa họng… cần ngừng ngay và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
– Không lạm dụng quá nhiều lần trong ngày do nguy cơ gây tác dụng ngược ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Thực đơn cho người viêm xoang
Mong rằng với nội dung chi tiết về 6 thảo dược chữa viêm xoang dễ dàng thực hiện tại nhà của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Mỗi người có thể lựa chọn một trong những cách phù hợp với cơ địa của mình. Chúc bạn điều trị viêm xoang thành công.